Viêm tai giữa hay tái phát vì những lý do nào?

Viêm tai giữa là bệnh lý khá phổ biến và dễ tái phát ở trẻ em. Vậy tại sao viêm tai giữa dễ tái phát và khi tái phát bệnh có ảnh hưởng tới tính mạng trẻ hay không?

Vì sao bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ lại hay tái phát?

Vì sao bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ lại hay tái phát?

Triệu chứng viêm tai giữa là gì?

Thông thường, triệu chứng viêm tai giữa thể hiện thông qua việc bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức tai, khó chịu trong tai, mệt mỏi, ù tai, giảm thính lực… Trong trường hợp tai xuất hiện mủ và những mủ này không được xử lý thì có thể gây ra thủng màng nhĩ. Còn nếu bị viêm tai giữa thanh dịch thì có nguy cơ cao sẽ bị xơ dính chuỗi xương con.

Tại sao viêm tai giữa dễ tái phát?

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của con mà việc điều trị sẽ khác nhau. Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm tai giữa tái phát nhiều lần, nguyên nhân có thể do:

– Phát hiện bệnh muộn khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong chữa trị

– Điều trị không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa tái phát

– Điều trị không triệt để là vấn đề nhiều người mắc phải, không tuân thủ theo chỉ định bác sĩ khi thấy hết triệu chứng là dừng thuốc khiến bệnh chưa khỏi hoàn toàn khiến tái phát nhanh chóng

– Không chăm sóc đúng cách, người bệnh sau điều trị không thăm khám theo dõi định kỳ theo đúng lịch và không tuân thủ về lưu ý sinh hoạt phòng ngừa bệnh hiệu quả khiến bệnh tiếp tục tái phát.

Khi con bị viêm tai giữa cha mẹ cần làm gì?

Khi con bị viêm tai giữa cha mẹ cần làm gì?

Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Thông thường khi mắc viêm tai giữa bác sĩ cho phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào bệnh nhân đang ở trong giai đoạn nào của bệnh. Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân, kết hợp với các thuốc chống phù nề, chống viêm hạ sốt ,giảm đau. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp với điều trị mũi họng

Nếu viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bệnh nhân sẽ được cân nhắc phương pháp chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ cùng với các loại thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa có phần dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ, chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Với giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân.

Biện pháp phòng tránh hữu hiệu viêm tai giữa

Để đảm bảo sức khỏe cho con cũng như phòng tránh được bệnh viêm tai giữa, mẹ cần chú ý những cách sau:

  • Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng thật sạch sẽ bằng cách súc miệng nước muối, chải răng ít nhất 2 lần một ngày.
  • Dọn dẹp lau chùi nhà cửa thường xuyên sạch sẽ, thoáng mát tránh ẩm thấp.
  • Tuyệt đối tránh xa khói bụi và khói công nghiệp, khói thuốc lá … nhằm hạn chế vi khuẩn viêm tai giữa có cơ hội tấn công và gây bệnh.
  • Nếu bị mắc phải các bệnh về tai mũi họng như, thủng màng nhĩ, viêm tai ngoài , viêm họng ,viêm mũi xoang, … cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh lây lan sang tai giữa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức nghe và vô cùng khó điều trị lại. Đặc biệt là khả năng học và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.
  • Tăng cường rèn luyện cơ thể, nâng cao sức đề kháng để tránh sự tấn công của vi khuẩn. Cũng như đảm bảo cho quá trình nuôi con khỏe, bên cạnh đó cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin và muối khoáng.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội