Bạn đã hiểu gì về bệnh viêm tai giữa và mức độ nguy hiểm ra sao?

Viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm do vi rút, vi khuẩn gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cả những người trưởng thành.

Viêm tai giữa một căn bệnh tường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn

Viêm tai giữa một căn bệnh tường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn

Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ em vì cấu tạo các bộ phận của trẻ đều nhỏ hơn so với người lớn nên nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra, lỗ nhỏ nối khoang mũi và tai giữa sẽ dễ bị nghẽn hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề về bệnh viêm tai giữa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì?

Theo bác sĩ Chu Hoà Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bệnh viêm tai giữa thường gây ra bởi một số loại vi khuẩn. Trong đó nguy hiểm hơn cả là Haemophilus Influenzae từng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em. Hiện nay, trẻ em sẽ được tiêm vắc xin HIB để chủng ngừa vi khuẩn trên.  Tuy nhiên, việc chủng ngừa không đem lại hiệu quả với vi khuẩn thứ 2 nằm trong danh sách thường gây viêm tai giữa – phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn có rất nhiều chủng, điều đó có nghĩa là không loại vắc xin đơn lẻ nào có thể chống lại tất cả các chủng tồn tại. Có khoảng 10 chủng phế cầu khuẩn thì phổ biến hơn cả vì vậy vắc xin có tác dụng trên khoảng 10 chủng trên đã có thể được xem là có hiệu quả.

Khi mắc viêm tai giữa thì hướng điều trị và xử lý như thế nào?

Trong quá trình điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, các mạch máu sẽ đóng vai trò vận chuyển kháng sinh đến vị trí viêm nhiễm. Tuy nhiên, do tai giữa là một không gian kín không có các mạch máu nên chúng ta không thể điều trị viêm tai giữa theo cách thông thường được.

Trong thời gian đầu của bệnh, lượng vi khuẩn còn thấp, thuốc liều cao hoặc kháng sinh sẽ được sử dụng. Nếu các kháng sinh đơn giản không mang lại hiệu quả chúng ta cần tăng liều lượng hoặc sử dụng một loại khác hiệu quả hơn. Nhưng do vấn đề đã nêu ở trên, tai giữa là một không gian kín nên các phương pháp điều trị có thể không phát huy được tác dụng. Thời gian nhiễm bệnh càng kéo dài, tình trạng tạo mủ và các dịch trong tai sẽ càng nặng thêm khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu và có thể mất phương hướng.

Cơ thể chúng ta có một cơ chế tự nhiên để kiểm soát việc nhiễm trùng tai. Trong cấu tạo tai giữa gồm một màng nhỏ hình tam giác – giống như một ngõ an toàn có cấu trúc yếu hơn các phần còn lại. Khi tai giữa xuất hiện áp lực, ngõ an toàn này sẽ vỡ ra tạo một lỗ thông để mủ cũng như các chất dịch thoát ra ngoài mà không gây tổn hại đến chức năng của tai. Sau đó màng này sẽ tự động liền lại mà không cần bất cứ hỗ trợ y tế nào

Điều trị viêm tai giữa sẽ khiến bệnh nhân dù là trẻ em hay người lớn thấy đau vì màng nhĩ của chúng ta rất mỏng và nhạy cảm nên khi có bất cứ tác động nào sẽ được cảm nhận rất rõ. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra trong thời gian rất ngắn và sau đó không hề có bất cứ đau đớn nào khác. Đối với trẻ em thì việc khó khăn nhất, chính là giữ cho bé không quấy khóc khi đưa dụng cụ phẫu thuật vào tai cũng như để bệnh của con không bị tái phát sau thời gian chữa trị.

Bệnh viêm tai giữa nếu để lâu không điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng

Bệnh viêm tai giữa nếu để lâu không điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa là gì?

Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị có thể mang lại các biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn con đang lớn. Trong đó nghiêm trọng nhất là viêm màng não, áp xe não. Đây là những biến chứng không đáng có vì hiện nay kháng sinh cũng như các biện pháp y tế điều trị bệnh viêm tai giữa đều mang lại hiệu quả tích cực. Nếu hệ miễn dịch cũng như kháng sinh không kịp thời kiểm soát thì quá trình viêm nhiễm có thể lan đến não. Đến giai đoạn này việc điều trị sẽ trở nên rất phức tạp và cần có các can thiệp y tế đặc biệt.

Tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang phát triển mạnh mẽ nên việc tiêm ngừa được khuyến khích thay cho việc đợi đến khi mắc bệnh rồi mới dùng kháng sinh để điều trị. Việc chủng ngừa không thể bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi bệnh viêm tai giữa nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như các tác dụng phụ của bệnh. Và phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội