Viêm ruột thừa căn bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ nhỏ

Viêm ruột thừa căn bệnh thường thấy và gây tử vong cao nhất ở trẻ. Bệnh viêm ruột thừa còn rất khó phát hiện cũng như dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác.

Viêm ruột thừa là căn bệnh gây tử vong cao ở trẻ

Viêm ruột thừa là căn bệnh gây tử vong cao ở trẻ

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm ruột thừa

Theo nhiều chuyên gia nhận định, bệnh viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ rất khó xác định và dễ nhầm lẫn sang những căn bệnh khác, nếu không được phát hiện sớm bệnh sẽ biến chứng và gây nguy hiểm đến tình mạng trẻ. Thông thường bệnh viêm ruột thừa ở trẻ ban đầu sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, khởi phát ở vùng thượng vị, phía bụng trên. Sau khoảng từ 6-12 giờ triệu chứng đau hướng về hố chậu phải, vị trí thường gặp của ruột thừa. Tuy nhiên, cũng có thể thay đổi vị trí là đau quanh rốn, đau hố chậu trái, đau vùng hạ vị vì ruột thừa không phải lúc nào cũng nằm trong vùng hố chậu phải. Ruột thừa có thể quặt ngược lên gan gây đau ở hạ sườn phải. Ngoài ra trẻ cũng có dấu hiệu như đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, phân lỏng có lẫn chất nhờn, đôi khi còn có cả máu. Một số trường hợp còn kèm theo nóng sốt và nôn. Việc tiêu chảy cũng như ói mửa liên tục khiến bé mất nước rất nhanh, người mệt mỏi, lừ đừ, tim đập nhanh, còn tay chân thì lạnh.

Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột là do trẻ tiếp xúc với những loại đồ vật không hợp vệ sinh từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh ở trẻ. Đối với những trẻ thường xuyên tiếp xúc với động vật cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa cao hơn vì có thể vi khuẩn xâm nhập vào người trẻ.

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với động vật cũng có nguy cơ cao mắc bệnh

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với động vật cũng có nguy cơ cao mắc bệnh

Cách điều trị chứng viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị viêm ruột thừa trong tình trạng nhẹ cha mẹ, người thân có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà, cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.    Ăn đủ bữa như bình thường để đảm bảo đầy đủ sức khỏe dinh dưỡng. Cha mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các loại gạo, khoai tây, giá đỗ, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa, dầu thực vật, rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm cùng hoa quả tươi. Đồng thời nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều chất xơ như ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… hay các loại thực phẩm lạnh để bệnh được tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu trên tốt nhất nên cho con tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe, có hướng điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ.

Khi con có những biểu hiện bất thường cha mẹ cần cho con tới các bác sĩ

Khi con có những biểu hiện bất thường cha mẹ cần cho con tới bác sĩ

Mách mẹ những cách phòng ngừa bệnh viêm ruột thừa ở trẻ

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nhỏ có nguy cơ và tần xuất mắc chứng viêm ruột thừa cao hơn người lớn rất nhiều. Những trẻ từ 3- 6 tuổi hoặc trẻ lớn thường có nguy cơ cao mắc căn bệnh trên.

Để bệnh không làm ảnh hưởng tới tính mạng cũng như sức khỏe của con cha mẹ cần có kiến thức cũng như biết cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Nên cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế ăn những món sống, salat vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn rất kém, dễ có nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm cần phải rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh. Nơi ở của con cần được vệ sinh, thoáng mát, đặc biệt hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật.

Bệnh viêm ruột thừa nếu không được điều trị, phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao ở trẻ nhỏ, để đảm bảo có thể nuôi con khỏe mạnh cha mẹ cần chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của con hàng ngày, thông qua những triệu chứng thông thường để chắc chắn con có thể phát triển khỏe mạnh và bình thường như bao trẻ khác.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội