Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bạch cầu cao ở trẻ nhỏ
Bạch cầu cao là bệnh gì? Tại sao trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất? Bệnh có nguy hiểm tới tính mạng và có thể điều trị được khỏi hoàn toàn hay không?
- Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng chuẩn khoa học mẹ nên biết
- Trẻ nhỏ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì?
- Những phản ứng phụ “chết người” khi tiêm vacxin ở trẻ
Bạch cầu cao là căn bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ và nam giới người trưởng thành
Nguyên nhân gây nên bạch cầu cao ở trẻ em là gì?
Để biết trẻ có bị mắc bạch cầu cao hay không thì chỉ xét nghiệm máu mới có thể xác định được. Theo ý kiến của giới chuyên gia thì có một vài nguyên nhân gây lên bạch cầu cao ở trẻ em như:
- Do nhiễm trùng: cơ thể gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể. Đây là nguyên chính của hiện tượng này.
- Rối loạn di truyền: hội chứng Down, hội chứng bloom, Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich.
- Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như: thuốc lá, bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzen,…) do trong cuộc sống hàng ngày trẻ thường xuyên tiếp xúc phải.
- Điều trị ung thư: một số loại hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác được coi là yếu tố gây gia tăng bệnh bạch cầu cao ở trẻ.
- Trường hợp hiếm gặp, là do bệnh tủy xương và bệnh tự miễn dịch.
Đây được xác định là những nguyên chính và chủ chốt gây lên bệnh ở trẻ. Thông thường khi bị mắc bạch cầu cao ở trẻ, bé sẽ một số triệu chứng phổ biến cha mẹ có thể nhận biết trong quá trình chăm sóc con.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng bạch cầu cao ở trẻ
Những triệu chứng dễ gặp khi trẻ mắc bạch cầu cao
Thực tế sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh phát triển ở giai đoạn nào mà trẻ sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Trong đó phải kể đến một vài triệu chứng phổ biến và gặp hầu hết ở các trẻ như:
- Người trẻ mệt mỏi, bị sút cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể luôn khó chịu thỉnh thoảng bị sốt, khó thở và yếu cơ.
- Khi bị thương vết thương khó lành dễ nhiễm trùng, hay có vết bầm tím.
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
Tốt nhất khi con có những triệu chứng trên cha mẹ cần cho tới bệnh viên để thực hiện xét nghiệm máu vì chỉ có kết quả xét nghiệm máu mới phản ánh chính xác nhất việc con bạn có bị bạch cầu cao hay không.
Khi mắc bạch cầu cao cha mẹ nhất thiết phải đưa con đến bác sĩ để điều trị bệnh
Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị mắc bạch cầu cao
Đa phần khi bị mắc bạch cầu cao ở trẻ, trẻ sẽ được điều trị tại bệnh viên dựa trên những loại máy móc, thuốc và hóa chất để con nhanh chóng được phục hồi sức khỏe.
- Trước tiên, trẻ cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân. Điều này phải có sự tham gia của bác sĩ.
- Nếu do viêm nhiễm, cha mẹ cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh để giúp chống nhiễm trùng. Số lượng bạch cầu sẽ tự hạ xuống khi hết viêm nhiễm.
- Trong chế độ ăn uống của con cần bổ sung thêm sắt và vitamin B9 hoặc B12 để có thể đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho con trong quá trình điều trị bệnh.
Mặc dù quá trình điều trị bạch cầu cao ở trẻ khá gian nan, nhưng tỷ lệ khỏi bệnh thường rất nhanh và cũng ít khi có khả năng tái phát nếu duy trì được lối sống lành mạnh như chỉ định của bác sĩ về bệnh. Ngoài ra người thân cũng cần cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để qua đó kiểm tra tình trạng phát triển của bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
Nguồn: giaoductretho.net