Những phản ứng phụ “chết người” khi tiêm vacxin ở trẻ
Tiêm vacxin là biện pháp an toàn để phòng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp sau khi tiêm trẻ sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Hé lộ nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón
- Sinh con tháng nào trong năm 2018 để rước lộc vào nhà
- Diệu kế nuôi con khỏe mạnh và thông minh từ 0-6 tháng tuổi
Trong một vài trường hợp sau khi tiêm vacxin cơ thể trẻ thường xuất hiện những tác dụng phụ
Trẻ em sau khi sinh ra phải tiêm rất nhiều loại vacxin để tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi lại những bệnh trẻ em thường gặp, tuy nhiên có nhiều trẻ thường gặp phải những tác dụng phụ khi tiêm như sưng tấy, quấy khóc, sốt nhẹ,…khiến cha mẹ lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp này cha mẹ cần có kiến thức để biết cách xử lý các phản ứng của con.
Nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng
Theo đánh giá của các chuyên gia thì tất cả các vacxin sử dụng trong tiêm chủng đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không có loại vắc xin nào tuyệt đối an toàn và luôn có thể xảy ra những tác dụng phụ đi kèm lên cơ thể trẻ. Đa phần trẻ sẽ xuất hiện một vài tác dụng phụ khi tiêm vacxin như:
-
Bị đau tạm thời
Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà rất nhiều người lớn trong chúng ta cũng luôn ám ảnh và sợ hãi khi tiêm. Trong trường hợp con cảm thấy lo lắng, sợ hãi thì mẹ nên giữ bình tĩnh cho bé, an ủi và làm phân tâm bé.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là con thường quấy khóc và sốt nhẹ
-
Đau, sưng tấy hoặc đỏ ửng ở chỗ tiêm
Đây là tác dụng phụ khi tiêm vacxin dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Sau khi tiêm trẻ không những đau mà chỗ tiêm còn bị sưng tấy hoặc vùng da xung quanh bị tím tái. Trong trường hợp này mẹ lên lấy một miếng vải lạnh chườm xung quanh có thể giúp loại bỏ sự khó chịu đó cho bé. Chú ý phải lấy miếng vải thật sạch, nếu không vệ sinh có thể gây nhiễm trùng lên vết tiêm.
-
Trẻ bị cúm
Có nhiều trẻ sau khi tiêm vacxin thường bị sốt nhẹ, đau bụng, nôn, kém ăn, ăn không ngon, bỏ bú. Vì thực chất vacxin hoạt động giống như một sự lây nhiễm nên đôi khi chúng gây ra tác dụng phụ bao gồm những triệu chứng giống như cúm. Nhưng sự lây nhiễm này không gây bệnh mà nó có tác dụng luyện tập cho cơ thể phát triển những phản ứng đúng. Vì thế mẹ không nên quá lo lắng, nếu hiện tượng này kéo dài mẹ có thể cho con tới bác sĩ kiểm tra để không ảnh hưởng tới sức khỏe cuộc sống của trẻ nhỏ.
Một số tác dụng phụ với từng mũi tiêm cụ thể
-
Tác dụng phụ khi tiêm vacxin bại liệt
Ngày nay với sự thay đổi loại vacxin này thường không gặp bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào và phần lớn những người tiêm nó cũng không bị tác dụng phụ khi tiêm. Tuy nhiên đây vẫn là một loại vacxin nên sẽ có khả năng gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng tỷ lệ xảy ra tình trạng này là vô cùng nhỏ.
Những tác dụng phụ sẽ bắt đầu phản ứng sau 30 phút tiêm
-
Tác dụng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B
Vacxin viêm gan B là một trong 8 mũi tiêm quan trọng đối với trẻ nhỏ, đây là loại vacxin rất an toàn. Hầu hết các bé tiêm đều không gặp vấn đề gì với mũi tiêm này. Vaxin viêm gan B chứa thành phần không lây nhiễm và có thể giúp bé không bị nhiễm viêm gan B. Một số tác dụng phụ khi tiêm vacxin nhẹ có khả năng gặp phải như trẻ sốt nhẹ khoảng hơn 37,7ᵒC, đau nhức xung quanh mũi tiêm. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất ít trẻ bị tác dụng phụ khi tiêm vacxin viêm gan B.
-
Tác dụng phụ khi tiêm vacxin thương hàn
Vacxin thương hàn rất hiếm khi gây hại nhưng cũng có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng như dị ứng, sốt, đau đầu, nôn mửa, người phát ban. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra cũng không nhiều.
Đa phần những tác dụng phụ khi tiêm vacxin chỉ xảy ra trong vòng 30 phút sau tiêm nên phụ huynh cần lưu lại thêm 30 phút tại điểm tiêm chủng để được theo dõi và xử lý kịp thời ngoài ra cần theo dõi trẻ ít nhất 24 tiếng tại nhà, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Nguồn: giaoductretho.net