Tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người béo phì chuẩn nhất

Béo phì không chỉ khiến bạn mất đi vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn là là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn mắc nhiều bệnh về tim mạch, huyết áp và các bệnh nguy hiểm khác.

Tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người béo phì chuẩn nhất

Tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người béo phì chuẩn nhất

Nghe chuyên gia y tế giải đáp một số thắc mắc về vấn đề này.

Tiêu chuẩn nào để chẩn đoán bị bệnh béo phì?

Béo phì là một tình trạng bệnh lý nhiều yếu tố, do dư thừa một lượng mỡ lớn trong cơ thể. Để chẩn đoán bệnh béo phì người ta dựa vào chỉ số BMI. Đối với người Việt Nam BMI > 25 là bạn đã  thuộc dạng thừa cân. Dựa vào chỉ số này người ta phân béo phì theo cấp độ: độ I, II, III.

Công thức tính BMI =  Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Ngoài ra còn quan tâm đến số đo vòng bụng, với người châu Á, nữ có số đo > 85cm, nam có số đo vòng 2 > 90cm có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh béo phì?

Theo nghiên cứu thì béo phì có thể do nguyên nhân ảnh hưởng di truyền và nội tiết tố về trọng lượng cơ thể, tuy nhiên nguyên nhân này có tỷ lệ khá thấp, hiện nay bệnh béo phì chủ yếu do chế độ ăn uống nhiều calo, không lành mạnh và ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như mang thai, thiếu ngủ, do thuốc…gây ra bệnh của mẹ.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh béo phì?

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh béo phì?

Các triệu chứng của bệnh béo phì là gì?

Ngoài việc tăng cân quá nhiều, các triệu chứng đi kèm với bệnh béo phì như: Khó ngủ, ngáy, ngủ ngưng thở, đau lưng hoặc xương khớp, ra mồ hôi quá nhiều,phát ban hoặc nhiễm trùng các nếp trong da, mệt mỏi… khi gặp các triệu chứng này người bệnh nên tới gặp bác sĩ để chẩn đoán xác định sớm có phác đồ điều trị kịp thời.

Các biến chứng nào có thể xảy ra khi mắc bệnh béo phì?

Nếu đang béo phì, bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Bất thường lipid (chất béo) máu, bệnh tim, cao huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, bệnh xương khớp… đặc biệt chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều, nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, trầm cảm rất cao. Khi bị béo phì, chất lượng cuộc sống tổng thể thấp hơn. Việc cảm nhận môi trường xung quanh không được như ý muốn hoặc để thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày sẽ gặp khó khăn. Có thể gặp khó khăn khi tham gia hoạt động gia đình, người béo phì cũng có tâm lý lảng tránh những nơi công cộng. Thậm chí có thể gặp phải phân biệt đối xử

Điều đầu tiên trong điều trị bệnh béo phì đó là giảm cân. Luyện tập thể dục thể thao với một mức độ phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống, giảm lượng calo trong thức ăn, hạn chế ăn vặt. Ngoài ra bạn có thể gặp bác sĩ tư vấn về thái độ, hành vi trong giảm cân, các chế độ dinh dưỡng, thuốc giảm cân nếu cần. Một số trường hợp sẽ cần can thiệp phẫu thuật loại bỏ mỡ, phẫu thuật bỏ qua dạ dày cũng được các chuyên gia Hoa Kỳ ủng hộ do tác dụng dài hạn của nó, tuy nhiên cũng cần cân nhắc kỹ bởi các tác dụng phụ mà nó gây ra.

Cần ăn uống những thực phẩm nào khi bị béo phì?

Chế độ ăn uống là rất quan trọng trong điều trị bệnh béo phì. Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ, nội tạng động vật, hạn chế rượu bia, thuốc lá. Lượng calo tối ưu dung nạp một ngày cho người bệnh béo phì là từ 1000-1600 calo. Hiện nay một số trung tâm dinh dưỡng có đưa ra các phác đồ dinh dưỡng dành cho người bệnh béo phì mà bạn có thể tham khảo

Cần ăn uống những thực phẩm nào khi bị béo phì?

Cần ăn uống những thực phẩm nào khi bị béo phì?

Bạn có thể chia nhiều bữa một ngày để thỏa mãn cơn đói, rau xanh và hoa quả là những thực phẩm tốt cho những người béo phì. Một số loại như: trái bơ, dâu tây, yến mạch, trà xanh, cà chua… rất có lợi cho người béo phì.

Trên đây là một số chia sẻ của bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên trường cao đẳng Y Dược Pasteur về bệnh béo phì cũng như các phòng chống bệnh này. Hi vọng sau buổi phỏng vấn các bạn có một cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn bề căn bệnh này. Cảm ơn bác sĩ đã tham gia buổi phỏng vấn với chúng tôi.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội