Tại sao trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài?

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài thì phải làm sao, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ hay không là những thắc mắc của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ gặp phải vấn đề này.

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài

Chắc hẳn có không ít bà mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con cái rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng khi con trẻ mình gặp vấn đề nhiều ngày không đi ngoài. Để giúp cha mẹ có thêm kiến thức và cách xử lý khi con gặp phải trường hợp này, giaoductretho.net xin được chia sẻ một số thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài thì có sao không?

Với trẻ bình thường nếu hoàn toàn chỉ bú mẹ mà không ăn thêm bất cứ thứ gì khác thì trẻ thường một ngày đi ngoài 3 – 5 lần, phân có màu vàng, sệt không thành khuôn và mùi chua. Nếu trẻ có ăn thêm sữa bò, hoặc các thành phần khác của sữa bò như váng sữa, sữa non… thì số lần trẻ đi ngoài sẽ giảm đi, phân sẽ thành khuôn, màu vàng và mùi hôi thối.

Nếu trẻ 3 ngày không đi ngoài những không xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường khác như nôn trớ, quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không đủ giấc thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Bởi vì thực tế, cũng rất nhiều trẻ cũng rơi vào trường hợp này. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải để ý xem bụng trẻ có bị cứng, chướng, phân có rắn cục, lười ăn và hay quấy khóc về ban đêm hay không, bởi vì rất có thể trẻ bị táo bón. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao quá trình sinh hoạt của con mình thật kĩ càng. Khi có dấu hiệu bất thường kèm theo như đau bụng, rặn đỏ mặt tía tai, phân cứng vo tròn, có lẫn máu thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viên, đề phòng những vấn đề về sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ 3 ngày không đi ngoài

Những vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ luôn là nỗi bận tâm của những người làm cha làm mẹ. Nếu con thấy con 3 ngày không đi ngoài mẹ nên biết một số nguyên nhân khiến cho con gặp phải vấn đề này như:

Do trẻ bú kém: trẻ bú kém, ít bó sữa mẹ cũng là nguyên nhân chính khiến cho trẻ ít đi ngoài hơn so với bình thường, bên cạnh đó việc trẻ hấp thụ một cách tối đa chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ không để lại nhiều bã, vì vậy phải qua vài ngày lượng bã này mới nhiều lên, làm căng ruột và khiến trẻ đi ngoài.

Do ruột giãn nở: Khi trẻ được 2 tháng tuổi trở lên, ruột của trẻ sẽ giãn nở ra, hiện tượng này gọi là “giãn ruột”. Lúc này, ruột bé trở nên lớn hơn và lượng sữa mẹ được hấp thu tốt nên chất thải cũng ít đi. Vì vậy, thay vì đi ngoài nhiều lần trong ngày trẻ sẽ đột nhiên đi ít hơn có thể là mấy ngày mới đi một lần.

Do chế độ ăn thiếu chất xơ: Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, việc bổ sung nhiều chất đạm những thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ lâu ngày không đi ngoài, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón của trẻ.

Do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển nên một số trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những thành phần có trong sữa công thức và các sản phẩm làm từ sữa bò. Kết quả là trẻ sẽ đi ngoài ít hơn và không thường xuyên hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón

Nếu trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài do táo bón thì mẹ có thể tham khảo một số bí quyết nuôi con khỏe mạnh khi trẻ bị táo bón hiệu quả như dưới đây.

Bổ sung đầy đủ nước: Thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ. Do đó, bên cạnh việc bú sữa mẹ hằng ngày, phụ huynh cần phải cho trẻ uống thêm nước. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nước không thể thay thế hoàn toàn cho sữa trong bất kỳ trường hợp nào, trước tiên nên cho trẻ uống 50 – 100 ml/ngày, nếu tình trạng không được cải thiện thì mẹ có thể tăng lượng nước nên, trường hợp trẻ không chịu uống nước, mẹ có thể thay bằng nước ép trái cây nguyên chất như lê, táo, mận,… những nước ép này cũng tốt cho trẻ sơ sinh bị táo bón.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón

Mẹ nên bổ sung nước, rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn: Mẹ nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, ăn nhiều rau xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ sung vitamin. Mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây có tính nhuận tràng như đu đủ, táo, lê, chuối, mận,… để bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Sử dụng mận khô cho trẻ: Mận khô xay nhuyễn cũng giúp trị táo bón ở trẻ hiệu quả, vì chất xơ có trong mận khô sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh hoạt động tốt hơn. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, các mẹ hãy cho bé ăn mận khô xay nhuyễn để trị táo bón nhé.

Cho trẻ tắm nước ấm: Cho trẻ tắm nước ấm cũng là một chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách khi gặp phải tình trạng táo bón, vì nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn đủ để kích thích nhu động ruột. Mẹ cũng có thể dùng khăn thấm nước ấm đặt lên bụng của trẻ. Bên cạnh đó mẹ cũng nên thường xuyên mát xa nhẹ nhàng cho trẻ theo vòng tròn quanh rốn trẻ sẽ phần nào hỗ trợ nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt hơn.

 


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội