Suy dinh dưỡng sau khi bé bị tiêu chảy

Tình trạng suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức tốt nhất để phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ, tránh để hậu quả nặng nề.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ

Mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng với việc bé bị tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng nặng. Khi bị tiêu chảy, màng ruột bị tổn thương do vi khuẩn virus hoặc độc tố của chúng gây thiếu enzym chuyển hóa đường lactose. Lactose không thể chuyển hóa tích lũy trong lòng ruột mà không được dung nạp. Hơn nữa thực tế nhiều phụ huynh thường có quan niệm rằng phải kiêng ăn khi bé bị tiêu chảy làm cho niêm mạc ruột chậm hồi phục chính vì vậy càng góp phần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Như chúng ta biết tiêu chảy là một bệnh của con khá thường gặp, bệnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em do tiêu chảy ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ dần trở nên biếng ăn và giảm khả năng hấp thu. Từ đó suy dinh dưỡng và tiêu chảy trở thành một vòng xoắn bệnh lý. Nếu để tình trạng tiêu chảy diễn ra thường xuyên và liên tục thì sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.

Những vấn đề cần biết khi trẻ bị tiêu chảy

Làm thế nào để cắt đứt vòng xoắn bệnh lý suy dinh dưỡng – tiêu chảy?

Thứ nhất, khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em ngoài việc cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để dự phòng mất nước, uống bổ sung kẽm… thì việc chú trọng đến chế độ ăn của trẻ là rất quan trọng nhằm không để trẻ rơi vào vòng xoắn bệnh lý này. Vậy khi bé bị tiêu chảy thì nên ăn như thế nào?

Thứ hai, trường hợp các bé bị tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng thì cần có phác đồ điều trị thích hợp. Ở trẻ suy dinh dưỡng nặng,tiêu chảy thường nặng và gây tử vong. Mặc dù điều trị và phòng mất nước rất quan trọng, vẫn phải tập trung điều trị tình trạng suy dinh dưỡng và các nhiễm trùng kèm theo.

  • Bù nước – điện giải

Cần bù nước và điện giải cho trẻ kịp thời bằng đường uống, có thể nhỏ giọt qua ống thông dạ dày nếu trẻ uống kém. Nếu trẻ không uống được có thể truyền nhỏ giọt qua đường tĩnh mạch, tuy nhiên cách này rất dễ gây thừa nước và suy tim vì vậy chỉ sử dụng khi điều trị sốc. Bù nước bằng đường uống nên thực hiện chậm khoảng 70- 100ml/kg trong 12h.

Cần chú ý ở trẻ suy dinh dưỡng nặng không nên sử dụng dung dịch Oresol nồng độ chuẩn để bù dịch đường uống vì cung cấp quá nhiều Na+ và quá ít K+ . Do việc bù nước cho trẻ bị suy dinh dưỡng kèm mắc tiêu chảy khá phức tạp nên tốt nhất cần được thực hiện ở bệnh viện.

  • Dinh dưỡng

Trẻ cần được bú và cho ăn các loại thức ăn khác càng sớm càng tốt, thường trong vòng 2- 3h kể từ khi bắt đầu bù dịch. Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ mỗi bữa cách nhau 2-3h kể cả ngày và đêm. Nên có những chế độ dinh dưỡng đặc biệt, đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất. Sử dụng vitamin A theo hướng dẫn và bổ sung sắt ngay sau khi hồi phục cân nặng.

Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Do tiêu chảy và suy dinh dưỡng tạo nên một vòng xoắn bệnh lý trường diễn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn con đang lớn nên ngoài việc điều trị tích cực nhằm mang lại các kết quả tốt thì việc thực hiện các biện pháp dự phòng cũng rất quan trọng.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội