Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn do thói quen trong cuộc sống hàng ngày và sức đề kháng còn kém. Tình trạng sốt cao co giật cần được cấp cứu ngay khi phát hiện!


Phương pháp sơ cứu trẻ bị sốt cao co giật

Biểu hiện của sốt co giật ở trẻ là gì?

Giảng viên Cao đẳng Hộ SinhTrường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội chia sẻ các triệu chứng và dấu hiệu của sốt cao co giật ở trẻ như sau:

  • Thường sốt cao trên 39 độ C
  • Mất hay giảm ý thức và sùi bọt mép
  • Tay và chân gồng cứng, sau đó bắt đầu co giật
  • Hai mắt nhìn ngước lên trên.

Có 2 thể co giật do sốt: Loại co giật do sốt đơn giản và loại co giật do sốt phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật thể phức tạp.

Biểu hiện khi trẻ nhỏ có co giật do sốt thể đơn giản

  • Cơn co giật toàn thân
  • Thời gian co giật ngắn, tự hết và thường dưới 5 phút.
  • Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn co giật.
  • Thường có tiền sử co giật do sốt.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ co giật do sốt thể phức tạp

  • Co giật chỉ một vùng nào đó của cơ thể (khu trú).
  • Thời gian co giật kéo dài hơn 15 phút
  • Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ.
  • Có rối loạn tri giác hay liệt chi sau co giật.

Phương pháp sơ cứu khi trẻ bị co giật do sốt cao

Sơ cứu trẻ bị sốt cao co giật khi nào?

  • Bước 1:

– Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát; tránh các vật cứng, vật sắc nhọn

– Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp

– Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo.

– Tuyệt đối không sử dụng vật cứng để ngáng miệng trẻ.

  • Bước 2: Sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
  • Bước 3: Đặt viên hạ sốt vào hậu môn do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc. Sử dụng hàm lượng paracetamol thông thường mà bé hay sử dụng hoặc với liều lượng là 10-15mg/kg cân nặng.
  • Bước 4: Khi trẻ ngưng cơn co giật lật trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ đi ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm tính mạng của trẻ.
  • Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát

Cha mẹ nên làm gì để phòng cơn co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ?

  • Khám để điều trị sớm bệnh lý trẻ nhỏ, và phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật
  • Các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ

Bao nhiêu độ là sốt?

  • Đồng thời cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ
  • Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ
  • Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng phương pháp cặp nhiệt độ
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C
  • Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa… hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.
  • Và đặc biệt là đối với trường hợp bé nhà bạn sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì mình càng nên phải chú ý. Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Đối với trẻ sinh non thiếu tháng, cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, cha mẹ nên cập nhật kiến thức sơ cứu cơ bản. Để có thể chủ động xứ trí kịp thời các tình huống cấp bách trước khi đưa con đến bệnh viện!

Nguồn tham khảo : BV Nhi Trung Ương – Trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Theo giáo dục trẻ thơ tổng hợp và chia sẻ!


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội