Phương pháp sinh mổ và những điều mẹ cần biết
Hầu hết các mẹ đều không có “thiện cảm” với việc sinh mổ. Nhưng tại sao ngày nay nhiều mẹ vẫn lựa chọn sinh mổ và sinh mổ có đáng sợ như những gì mẹ nghĩ?
- Cận trọng khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ
- Cách xoa bụng trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
- Cách xử lý và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Phương pháp sinh mổ và những điều mẹ cần biết
Trong quá trình chuyển dạ, vì lý do từ cơ thể người mẹ hoặc em bé, biện pháp sinh thường không thể thực hiện được. Khi ấy, buộc bác sĩ phải can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật phương pháp này gọi là sinh mổ.
Những nguy cơ từ sinh mổ
Ngày nay, không ít người mẹ chọn phương pháp sinh mổ để quyết định “ngày đẹp, giờ vàng” hi vọng sinh con ra có thể nuôi con khỏe mạnh thông minh, hay hơn thế nữa là việc chọn giờ sẽ giúp con mang mệnh đẹp, hợp với tuổi cha mẹ… cũng có trường hợp mẹ chọn sinh mổ vì lý do sợ những cơn đau đẻ, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu chỉ ra phương pháp sinh mổ sẽ ảnh hướng tới sức khỏe sinh sản của mẹ ở những lần sau, với những phụ nữ sinh mổ không nên sinh nở quá 2 lần, điều đặc biệt ở những mẹ sinh mổ là rất có khả năng cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non ở lần mang thai kế tiếp vì thế các mẹ nên cẩn trọng, suy sét, tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nhất thiết phải chọn phương pháp sinh mổ hay không.
Bên cạnh đó, sinh mổ cũng luôn tồn tại những hạn chế nhất định nên cơ thể người mẹ như: tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cuộc sống người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát…
Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé. Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.
Sinh mổ sẽ luôn tồn tại những rủi ro với sức khỏe người mẹ
Những ghi nhớ đặc biệt trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà
Thông thường sau khi sinh mổ xong bước sang tuần thứ 2, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vết mổ sau đó chắt chỉ để mẹ và bé trở về nhà. Nhưng nếu mẹ yêu cầu khâu bằng chỉ thẩm mỹ, chỉ sẽ tự tiêu, mẹ sẽ được bỏ qua công đoạn này. Lúc này không có bác sĩ bên cạnh nên mẹ cần chú ý tự chăm sóc vết mổ của mình thật sạch sẽ, để đảm bảo không bị nhiễm trùng vết mổ.
- Phải vệ sinh vết mổ hằng ngày bằng các dụng cụ vệ sinh cần đảm bảo sạch sẽ, vô khuẩn.
- Nên sử dụng dung dịch kháng khuẩn tại chỗ để vệ sinh vết mổ với hàm lượng kháng sinh thấp.
- Không được phép băng quá chặt hoặc quá lỏng gây tổn thương vết mổ.
- Không dùng bất cứ một loại thuốc nào bôi lên vết mổ nếu chưa được sự cho phép của nhân viên y tế.
- Trong vòng hai tháng sau sinh, mẹ nên tránh vận động mạnh, cần chú ý các hoạt động đi lại cúi xuống, không mang vác vật quá nặng, không đi lại quá nhiều bằng cầu thang.
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt sản phụ, nếu thân nhiệt trên 38 độ thì rất có khả năng sản phụ đã bị viêm nhiễm và nên tới cơ sở y tế để được theo dõi.
- Khi thấy vết mổ đỏ, sưng và có hiện tượng bưng mủ mẹ cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra.
- Trong ăn uống nên tránh ăn rau muống, nếp, thịt bò, hải sản vì có thể làm vết sẹo bị lồi lên, mưng mủ hoặc bị ngứa.
- Cần chọn những bộ quần áo rộng rãi để tránh dính vào vết mổ.
- Mẹ không được nịt bụng khi vừa mới mổ xong.
Bên cạnh những điều cần chú ý trong phương pháp sinh mổ, sản phụ nên kiêng gì tốt cho sức khỏe cũng là vấn đề các mẹ cần đặc biệt quan tâm.
Ngoài ra để các vết mổ nhanh lành và liền sẹo mẹ lên ăn các loại trái cây bóc vỏ và gọt vỏ như họ nhà cam, xoài, đu đủ chín. Uống đủ nước mỗi ngày, tránh uống sữa đậu nành. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm và sắt như: Thịt lợn, thịt bò, gà, cá,… để cơ thể người mẹ nhanh được hồi phục cũng như tránh để lại những di chứng cho sau này.
Nguồn: giaoductretho.net