Hé lộ nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón
Tại sao bé ăn nhiều rau nhưng vẫn xảy ra tình trạng táo bón là câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp của nhiều bậc phụ huynh.
- Sinh con tháng nào trong năm 2018 để rước lộc vào nhà
- Diệu kế nuôi con khỏe mạnh và thông minh từ 0-6 tháng tuổi
- Top những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Có nhiều trường hợp trẻ ăn nhiều rau nhưng vẫn mắc bệnh táo bón
Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là đối với những bé đang trong độ tuổi mẫu giáo. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết có đến 95% nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định là do cơ thể không được cung cấp lượng chất xơ đầy đủ. Tuy nhiên có những trường hợp bé ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón đó có thể là do chế độ ăn uống mất cân bằng giữa các chất như đường, đạm và các chất béo hay một vài nguyên nhân khác mà chúng ta có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vai trò của chất xơ đối với cơ thể
Chất xơ được biết đến là các polysaccharides không có khả năng tiêu hóa khi ăn, gồm các nhóm chất như lignin, pectin, cellulose,….Với 2 loại khác nhau đó là những chất xơ không hòa tan còn gọi là xơ thô và những chất xơ hòa tan hay xơ mịn. Khả năng phân hóa và hào tan của xơ mịn tốt hơn so với xơ thô.
Những chất xơ khi được đưa vào cơ thể tác tác dụng hút nước, trương lên làm mềm phân, không những vậy chúng còn có khả năng kích thích thành ruột và làm tăng sự co bóp của nhu động ruột để có thể đưa được chất thải ra khỏi cơ thể. Chúng khiến việc ngoài ở trẻ diễn ra một cách đều đặn, và giải độc cho cơ thể một cách thường xuyên hơn. Chất xơ khi được đưa vào cơ thể sẽ hút nước tạo thành một loại gel có chức năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn có lợi đối với sự phát triển lợi khuẩn, bổ trợ tốt cho những hoạt động phân giải thức ăn và đào thải các loại hợp chất dư thừa.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa
Những loại thực phẩm giàu chất xơ mà các mẹ có thể tham khảo như những loại rau có màu xanh đậm, súp lơ, mồng tơi, cải bắp, các loại ngũ cốc, đậu, bưởi,… bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dùng tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hàng ngày cho con phòng ngừa tình trạng táo bón có thể xảy ra.
Tại sao trẻ vẫn mắc táo bón khi ăn nhiều rau
Có nhiều bậc phụ huynh nói rằng mặc dù đã cố ý tăng hàm lượng chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn dành cho trẻ tuy nhiên tình trạng táo bón ở con vẫn không có dấu hiệu được cải thiện. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến điều này?
Táo bón thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, trong khi đó táo bón mãn tính thường gặp ở những trẻ từ 2-4 tuổi, tuy nhiên thì vẫn có một số trường hợp trẻ trên 10 tuổi vẫn bị mắc bệnh. Theo một số cuộc khảo sát mới đây cho thấy chỉ khoảng 5% trẻ mắc táo bón xảy ra là do bệnh lý như các khối u ở não hay ruột còn lại là do cách ăn uống và lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Với những bé đang trong giai đoạn bú mẹ thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do mẹ cho trẻ uống sữa quá đặc, sữa bò hay ăn ít chất xơ.
Ngoài thành phần dinh dưỡng thì bệnh lý và tâm lý cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón
Khi bước vào độ tuổi học mẫu giáo, nguyên nhân trẻ bị táo bón do ăn uống ít dần đi mà thay vào đó là những vấn đề khác như do tâm lý, giáo viên hay thậm chí là sợ bẩn. Có nhiều trẻ nhịn đi ngoài vì nhà vệ sinh quá bẩn điều này kéo dài lâu sẽ hình thành cho trẻ thói quen không tốt, kéo theo đó là những phản xạ của bộ phận tiêu hóa trong cơ thể cũng vì thế mà ngày một kém đi.
Các Y sĩ đa khoa cũng cho biết, phần lớn những trẻ được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị khi mà đã mắc bệnh ở tình trạng nặng và chúng có thể gây ra nhiều biến chứng như chán ăn, khó chịu, thay đổi tính tình hay nguy hiểm hơn đó là khả năng cao gây rách hậu môn, chảy máu, sa trực tràng, trĩ,…
Nguồn: giaoductretho.net