Những điều nên biết khi mắc bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Hiểu rõ về bệnh thủy đậu, một căn bệnh thường gặp theo mùa

Hiểu rõ về bệnh thủy đậu, một căn bệnh thường gặp theo mùa

Virus gây bệnh thủy đậu truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương, hay vết lở loét của người bệnh. Nhiều người mắc bệnh thủy đậu chữa trị theo cách dân gian, kiêng kị nhiều thứ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết dưới đây thầy cô giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chia sẻ về triệu chứng, biến chứng và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu dân gian còn gọi là bệnh phỏng hay bệnh trái rạ, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Varicella – Zoster virus gây ra, siêu vi trùng này được tìm thấy ở dịch hầu họng và ở trong nước của các bóng nước.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus gây bệnh có trong không khí, lây qua đường hô hấp do người lành hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân bị thủy đậu nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi. Người lành cũng có thể lây bệnh từ bóng nước bị vỡ ra, lây qua các vùng da bị tổn thương của người bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu thường có triệu chứng đau đầu, sốt, đau cơ. Một số trường hợp ở trẻ em có thể không có dấu hiệu báo trước. Khi bị thủy đậu, bệnh ở con thường xuất hiện trên người những nốt tròn nhỏ trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt sẽ nhanh chóng mọc thành mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể. Nốt rạ có nước sẽ tự khô nhưng những vùng da có mụn khô vẫn có thể lây cho người khác.

Bệnh thủy đậu không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng gì?

Thầy Chu Hòa Sơn cho biết, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách có thể gây nhiều biến chứng như:

  • Để lại sẹo xấu khi các mụn thủy đậu bị vỡ, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Một số trường hợp nặng gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
  • Thủy đậu bệnh ở mẹ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
  • Viêm não, viêm cầu thận, viêm gan, viêm cơ tim.

Khi mắc bệnh thủy đậu chúng ta nên làm gì?

Khi mắc bệnh thủy đậu chúng ta nên làm gì?

Khi điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu cần lưu ý điều gì?

Điều trị bệnh thủy đậu không có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và kiểm soát các biến chứng.

  • Hạ sốt, giảm ngứa, các loại vitamin, vệ sinh da bằng xanhmethylen, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Không cào gãi gây trầy xước da.
  • Mặc quần áo thoáng mát, tắm nước ấm hàng ngày. Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế nếu kiêng tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa khiến người bệnh gãi nhiều, càng dễ nhiễm trùng. Khi tắm cho trẻ bị thủy đậu cần tắm nhanh, thời gian tắm ngắn nhất có thể. Phụ huynh vẫn nên tắm toàn thân cho trẻ và nên sử dụng xà phòng khi tắm, sử dụng nước ấm vì nó là một chất sát trùng ngoài da; tắm nơi kín gió, không có gió lùa.
  • Để người bệnh nằm hòng thoáng, tránh gió lùa, yên tĩnh
  • Nếu có bội nhiễm dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu (nên ăn các loại cháo đậu xanh, đỏ đen), đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước. . .
  • Không tự ý bôi hoặc đắp lên các nốt phỏng các loại lá cây hay tự ý dùng thuốc uống hay bôi lên da mà không có chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên nếu nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội