Cha mẹ cần cẩn thận với bệnh viêm Amidan ở trẻ nhỏ
Thời điểm giao mùa luôn được coi là cơ hội tốt để vi khuẩn tấn công đường hô hấp, trong đó amidan của trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng và sưng viêm.
- Bạn đã hiểu gì về bệnh viêm tai giữa và mức độ nguy hiểm ra sao?
- Giúp mẹ nhận biết và xử trí sốt xuất huyết ở trẻ
- Vì sao hầu hết trẻ em đều có nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính?
Viêm amidan ở trẻ nhỏ căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi
Bệnh viêm Amidan là gì?
Amidan nằm ở phía sau cổ họng, Amidan là cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, có nhiệm vụ ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên, đó chính là thời điểm bệnh viêm amidan xuất hiện.
Nguyên nhân gây viêm amidan cho trẻ
Viêm amidan thường xuất hiện ở những trẻ trên 6 tuổi, bệnh gây đau đớn và làm ảnh hưởng tới vấn đề ăn uống cũng như ngủ nghỉ của con. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây nên amidan được xác định bởi những yếu tố sau :
- Do viêm nhiễm: Khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh… các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà … sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.
- Vị trí và cấu trúc của amidan: Với vị trí giao giữa đường thở và đường ăn, amidan rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, đồng thời với cấu trúc khe hốc nên bệnh amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.
- Tổ chức bạch huyết: Ở một số đối tượng người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có hạch ở vùng cổ hoặc ở họng, cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm amidan.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn là điều cần thiết. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách cũng sẽ phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh viêm amidan
- Do yếu tố môi trường: Nếu môi trường quá ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp avf một số bệnh ở con.
Bảo vệ răng miệng đúng cách cũng là một trong những cách ngăn ngừa bệnh viêm amidan
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm amidan ở trẻ
Khi bị viêm amidan con sẽ có một vài triệu chứng như : đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói. Miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch. Viêm amidan ở trẻ nhỏ thường sưng to và bị bao phủ bởi những chấm trắng, trẻ có hơi thở hôi, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38 độ C. Khi nhận thấy con có nhũng dấu hiệu trên mẹ cần cho con tới bệnh viện để kiểm tra nếu cần thiết sẽ tiến hành cắt amidan để tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh cha mẹ cũng cần cho bé ăn uống đầy đủ chất để tăng sức đề kháng. Ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên. Không để bé chia sẻ thức ăn, đồ uống với người khác. Giữ gìn vệ sinh răng miệng và đường hô hấp trên đúng cách cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé có hiện tượng sổ mũi…
Việc chủ động phòng ngừa sẽ giúp con không bị viêm amidan cũng như một vài căn bệnh đường hô hấp khác.
Nguồn: giaoductretho.net