Cách phòng và điều trị sâu răng hiệu quả
Có đến 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, trong đó phổ biến nhất là bệnh sâu răng, một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
- Cha mẹ cần cẩn thận với bệnh viêm Amidan ở trẻ nhỏ
- Bạn đã hiểu gì về bệnh viêm tai giữa và mức độ nguy hiểm ra sao?
- Giúp mẹ nhận biết và xử trí sốt xuất huyết ở trẻ
Sâu răng là một bệnh khá gặp phổ biến ở trẻ nhỏ
Bệnh sâu răng là bệnh gì?
Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới, là tình trạng trên răng xuất hiện các lỗ hổng do hoạt động của vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, lỗ răng bị sâu sẽ to dần và ảnh hưởng đến các phần khác như chân răng, tủy răng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và gãy răng.
Về cơ bản khi bị sâu răng, chúng ta sẽ bắt gặp phải một vài triệu chứng cụ thể như:
- Đau răng thường xuyên, răng có cảm giác ê buốt khi ăn hoặc uống đồ ngọt, đồ nóng, đồ lạnh.
- Hơi thở có mùi hôi hoặc có vị lạ trong miệng
- Lỗ sâu có thể thấy được những hố lõm, mảng bám trên răng: mảng bám là chất màu trắng, dính do vi khuẩn tạo ra
- Chảy máu khi đánh răng do các dây thần kinh tại răng bị tổn thương, sưng phù mưng mủ ở một số vùng lợi nhất định
Sâu răng thường bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không tốt
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng
Sâu răng được coi là bệnh của con vì trẻ nhỏ thường xuyên ăn nhiều đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường. Bởi vì thức ăn chứa càng nhiều đường thì mảng bám càng dính. Song song đó là vi khuẩn sẽ chuyển hóa đường thành acid. Các acid trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất có trong lớp men bảo vệ răng gây sói mòn răng tạo ra các lỗ nhỏ sâu răng. Bên cạnh thức ăn nhiều vị ngọt thì những thực phẩm có vị chua cũng đều không tốt cho răng miệng. Ngoài ra những người bị trào ngược dạ dày cũng tạo điều kiện cho axit dạ dày tiếp xúc với răng, có thể gây sâu răng. Hay những người có ít nước bọt cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
Khi mắc bẹnh sâu răng chúng ta cần có hướng điều trị ngay lập tức vì để lâu có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Hiện nay có những phương pháp điều trị răng miệng phổ biến như:
- Bổ sung và điều trị bằng florua: sử dụng khi bắt đầu điều trị giúp phục hồi men răng;
- Sử dụng phương pháp trám răng là phương pháp điều trị chủ yếu khi sâu răng đã tiến triển qua các giai đoạn men răng bị xói mòn tạo thành các lỗ sâu răng, trám đầy các lỗ sâu răng ngăn không cho thức ăn tiếp tiếp ứ đọng.
- Sử dụng phương pháp làm mão răng: nếu lỗ sâu rộng hoặc răng bị yếu thì cần một mão răng để bọc lấy răng bị sâu.
- Nạo tủy răng: Khi sâu răng lan đến các thành phần bên trong răng thì cần tạo tủy răng để tránh ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Sử dụng phương pháp nhổ răng: khi răng bị hư hại quá nặng.
Bên cạnh đó để hạn chế bệnh sâu răng chúng ta cũng cần chủ động để phòng ngừa như: vệ sinh răng miệng: đánh răng ít nhất 2 lần một ngày (đặc biệt là trước khi đi ngủ) với kem đánh răng có chứa florua, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Chuyển sang chế độ ăn lành mạnh: sử dụng nước trái cây tự nhiên, hạn chế đồ uống có ga, soda, đồ ngọt. Duy trì thói quen ăn uống này cũng rất tốt cho giai đoạn con đang lớn. Vệ sinh bàn chải đánh răng thường xuyên, để nơi khô ráo, nên thay bàn chải định kì, chọn bàn chải có lông mềm. Khám nha sĩ, lấy cao răng một năm khoảng 1 đến 2 lần để vệ sinh răng miệng.
Duy trì được thói quen lành mạnh trên bệnh sâu răng sẽ không phát triển cũng như hạn chế tình trạng sâu răng trên diện rộng
Nguồn: giaoductretho.net