Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Viêm phổi là một căn bệnh nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy có thể nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ qua những dấu hiệu nào?

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ 

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ 

Theo thông tin từ tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết, bệnh viêm phổi ở trẻ đã lấy đi gần 20 sinh mạng mỗi giây và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Hầu hết những trường hợp trẻ tử vong do bệnh viêm phổi xảy ra ở các nước đang phát triển, chiếm tới 99%, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc phát hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ.

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở trẻ

Bênh viêm phổi thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều trẻ đang lớn bị viêm phổi mà không có dấu hiệu gì ra ngoài hoặc có những dấu hiệu rất mờ nhạt. Chính vì thế nên cha mẹ cần phải hết sức lưu ý để nhận biết được để cho trẻ được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh Viêm phổi.

Sốt nhẹ

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm phổi đó là trẻ xuất hiện sốt nhẹ 38,5 độ hoặc thấp hơn. Trẻ cũng có thể bị sốt cao trên 39 độ khiến cho trẻ lạnh run, rùng mình. Trẻ luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú, nôn ói nhiều. Nếu đã có biện pháp giảm sốt tích cực mà trẻ vẫn sốt cao trên 39 độ thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Thở gấp

Thở nhanh, thở gấp là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm phổi, cha mẹ hãy theo dõi nhịp thở của trẻ để xác định xem con có khả năng bị viêm phổi hay không thông qua nhịp thở như sau:

Trẻ 1-5 tuổi, nhịp thở trên 40 lần trong một phút. Với những trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu đếm nhịp thở trên 60 lần/1 phút thì cần đếm lại 2 lần, kết quả cả 2 lần đo đều trên 60 lần/phút thì được coi là thở nhanh.

Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố khác khiến trẻ thở nhanh hơn bình thường như: trẻ khóc, sợ hãi, kích thích. Vì vậy, cần đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên hoặc ngủ để kết luận trẻ có thở nhanh hay thờ khò khè không.

Ho liên tục

Đây là một biểu hiện thường gặp ở bệnh viêm phổi, những ngày đầu bị bệnh trẻ thường ho khan, có những trẻ ho có đàm (đờm) thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì tình trạng tăng tiết chất nhầy nhớt trong đường hô hấp. Trẻ có thể bị chảy nước mũi trong hoặc có màu xanh hoặc vàng tùy theo nguyên nhân gây bệnh, sổ mũi thường làm trẻ nghẹt mũi gây khó khăn cho việc ăn uống và bú mẹ của trẻ.

Co rút lồng ngực

Trong lúc hít thở nếu thấy cánh mũi của trẻ phập phồng, lồng ngực co rút thì cần phải cho trẻ kiểm tra sức khỏe ngay lập tức, bởi đây là một biểu hiện của bệnh viêm phổi nặng. Theo nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm chăm con cho biết, trẻ dưới 2 tháng tuổi, lồng ngực còn mềm nên khi thở bình thường cũng có thể co rút nhẹ lồng ngực. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ, nếu có rút lõm lồng ngực rõ, sâu thì mới có giá trị chẩn đoán trẻ có bị viêm phổi hay không.

Dấu hiệu của bệnh viêm phổi khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh viêm phổi. Giai đoạn đầu hay giữa có thể gây khó thở, nhiễm trùng ở phần dưới có thể gây nôn mửa, buồn nôn hoặc đau bụng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Viêm phổi ỏ trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết bệnh Viêm phổi ỏ trẻ nhỏ

Làm gì để phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ?

Thời tiết chuyển lạnh là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho con cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các cơ quan hô hấp, mặc ấm và đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, phòng tắm phải kín gió tắm xong cần lau người cho trẻ và mặc quần áo cho trẻ ngay, không nên cho trẻ tắm đêm, mùa đông thì không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho trẻ.

Với những trẻ sơ sinh, để phòng ngừa bệnh viêm phổi thì đầu tiên cha mẹ cần phải tiêm phòng vắc xin cho trẻ, 6 tháng đầu tiên cần cho trẻ bú 100% sữa mẹ và kéo dài đến khi trẻ 18 – 24 tháng tuổi.

Trường hợp phát hiện trẻ bị bệnh viêm phổi, điều cha mẹ cần làm đó là đưa trẻ ngay tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh bằng kháng sinh ngay tại nhà cho trẻ, bởi điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội