Một số điều cần biết về hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Hiện nay tỉ lệ các bé trai sơ sinh mắc chứng hẹp bao quy đầu ngày càng trở nên phổ biến. Vậy dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh như thế nào?
- Vì sao nói thiếu máu là bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường?
- Dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi chuẩn xác
- Một số biện pháp giúp thai phụ thoải mái khi sinh nở
Một số điều cần biết về hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Qua những chia sẻ với bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp các mẹ hiểu biết về bệnh hẹp bao quy đầu để sớm có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các bé sau này.
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu phủ kín lên đầu dương vật và không thể tự lột xuống được ngay cả khi dương vật cương lên. Theo các bác sĩ, khi còn nhỏ thì hầu các bé đều bị hẹp bao quy đầu, nhưng khi đã bước qua tuổi dậy thì rồi nhưng lớp da bao quy đầu vẫn không tự động tuột xuống được người ta gọi đó là hiện tượng hẹp bao quy đầu.
Nguyên nhân dẫn đến hẹp bao quy đầu
Theo thống kê tỷ lệ các bé trai sinh ra bị hẹp bao quy đầu chiếm tỉ lệ 96%. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nên các cha mẹ cũng không cần quá lo lắng quá. Bởi bình thường, hiện tượng này sẽ tự khỏi sau khi trẻ lớn dần, nhưng nếu đến hơn 3 tuổi mà tình trạng hẹp bao quy đầu của bé vẫn còn thì lúc đó, các cha mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay. Vì lúc đó, bé đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý chứ không còn là hiện tượng sinh lý nữa. Nếu không can thiệp kịp thời, hẹp bao quy đầu sẽ có thể bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm như viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, nhất là sự phát triển của dương vật cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chức năng sinh dục sau này cũng bị ảnh hưởng theo.
Nguyên nhân dẫn đến hẹp bao quy đầu
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
– Phần da quy đầu không thể kéo xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng.
– Khi đi tiểu chỉ để lại một lỗ rất nhỏ để nước tiểu thoát ra ngoài.
– Nước tiểu thường bị đọng lại ở bao quy đầu nên bao quy đầu thường bị căng phồng phải một lúc sau mới hết.
– Trẻ thường xuyên quấy khóc khi đi tiểu
– Gồng mình rặn tiểu, đỏ mặt, biếng ăn..
Mẹ cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe của bé.
Biến chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh gây khó khăn cho trẻ sau mỗi lần đi tiểu. Khi đi tiểu, nước tiểu đọng lại, lâu dần cùng với những chất bẩn tích tụ lại trong lớp bao da quy đầu; tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nên viêm nhiễm. Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh còn ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật; tình trạng viêm nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dương vật.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ; khi thấy trẻ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
Nguồn giaoductretho.net