Làm thế nào để hạn chế mắc phải hiện tượng say nắng vào mùa hè?

Say nắng là hiện tượng ai cũng có thể gặp trong thời điểm nắng nóng mùa hè và có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh lý về huyết áp và tim mạch.

Làm thế nào để hạn chế mắc phải hiện tượng say nắng vào mùa hè?

Làm thế nào để hạn chế mắc phải hiện tượng say nắng vào mùa hè?

Để tìm hiểu thêm về hiện tượng này chúng ta hãy cùng tìm hiểu với chuyên gia y tế để biết cách phòng tránh say nắng.

Phân biệt say nắng và say nóng?

  • Đối với say nắng: Khi lao động hoặc làm việc, đi lại ngoài nắng quá lâu, nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời, cơ thể sẽ bị rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
  • Đối với say nóng: Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây say nóng. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín…), hoặc hoạt động thể lực quá sức (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Từ đó cơ thể sẽ rơi vào tình trạng say nóng và mất nước
  • Ở những người béo phì, người già, trẻ em, người mắc các bệnh tim, phổi, đái tháo đường, người bị suy kiệt, những người mới chuyển sang sống ở môi trường nắng nóng chưa thích nghi kịp cũng dễ bị say nắng, say nóng

Vậy biểu hiện của say nắng, say nóng là gì?

Bệnh nhân say nắng, say nóng thường có biểu hiện da nóng, mặt đỏ, đau đầu, choáng váng, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng hơn thì bệnh nhân có thể lú lẫn, mất tri giác, hôn mê.

Say nắng, say nóng hay có biểu hiện nặng hơn ở những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, hô hấp hoặc tuyến giáp, đái tháo đường, ở những người già hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy bác sĩ tư vấn trên trang nuôi con khỏe khuyến cáo chúng ta thấy có những thời điểm nắng nóng, tỷ lệ tử vong ở người già và trẻ em tăng đột biến.

Vậy biểu hiện của say nắng, say nóng là gì?

Vậy biểu hiện của say nắng, say nóng là gì?

Vậy cần phải xử trí như thế nào cho bệnh nhận?

  • Trước tiên cần đưa ngay bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, cho bệnh nhân uống nước mát có pha muối, nước dừa hoặc nước dưa hấu. Chườm lạnh ở các vị trí như nách, bẹn, cổ để hạ nhiệt cho bệnh nhân
  • Nếu bệnh nhân hôn mê, không cho bệnh nhân uống được, hoặc bệnh nhân nôn liên tục, đau tức ngực, khó thở, đau bụng cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, trên đường đi liên tục chườm mát cho bệnh nhân
  • Khi đến trung tâm y tế, bệnh nhân sẽ được truyền nước và điện giải và các biện pháp hỗ trợ khác. Nếu bệnh nhân sốt cao cần cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt, co giật thì dùng thuốc chống co giật. Nếu cần có thể đặt nội khí quản

Cần phải làm gì để phòng tránh bị say nắng, say nóng?

  • Để phòng tránh say nắng, say nóng thì điều quan trọng là không làm việc, lao động, đi lại quá lâu, hoặc làm việc, tập luyện quá sức trong môi trường nắng, nóng quá cao. Đặc biệt trong những ngày độ ẩm cao, thời điểm nắng gắt dặc biệt là buổi trưa nắng nóng
  • Luôn trang bị đầy đủ mũ nón,áo chống nắng, quần áo bảo hộ, kính…nếu có thể thì nên sử dụng các loại kem chống nắng
  • Làm việc tại các hầm, xưởng phải thông thoáng gió, đặc biệt có khả năng chống say nắng, say nóng
  • Nên thường xuyên uống nước dù khát hay không. Bình thường nhu cầu của cơ thể là 1.5-2 lít/ngày, nhưng khi làm việc ở điều kiện nắng nóng cần uống nhiều hơn rất nhiều. Nếu có thể, nên uống nước pha muối, hoặc uống oresol, nước dừa, nước trái cây
  • Thường xuyên nghỉ giải lao sau làm việc 45-60 phút, mỗi lần nghỉ khoảng 10-15 phút
  • ở tại nhà trong những ngày nắng nóng nên che rèm, đóng cửa, mở điều hòa,
  • Tránh các đồ uống có cồn, caffein.

Cần phải làm gì để phòng tránh bị say nắng, say nóng?

Cần phải làm gì để phòng tránh bị say nắng, say nóng?

Đối với bệnh nhân sốt cao, khi sốt trên 38.5oC, có thể dùng paracetamol, đối với các trường hợp co giật hoặc cần bù dịch bạn có thể dùng oresol.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội