Khi nào mẹ nên cho trẻ học ăn dặm?

Nếu các bậc phụ huynh cho con ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm sẽ đảm bảo được sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho trẻ, vậy khi nào mẹ nên cho trẻ ăn dặm?

Khi nào mẹ nên cho trẻ học ăn dặm?

Khi nào mẹ nên cho trẻ học ăn dặm?

Ăn dặm đánh dấu cột mốc phát triển mới trong độ tuổi con đang lớn, theo đó bên cạnh việc tiếp tục sử dụng sữa mẹ thì bé sẽ bắt đầu tập làm quen với các loại thực phẩm mới giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho bé ăn dặm đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu bài viết mà các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu dưới đây để ăn dặm trở thành quãng thời gian vui vẻ cho cả mẹ và con.

Khi nào mẹ nên cho trẻ học ăn dặm?

Từ tháng thứ 6 trở đi bé cần khoảng 700 calo một ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cơ thể, tuy nhiên lúc này sữa mẹ chỉ có thể cung cấp cho bé khoảng 450 kcal/ngày. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé cũng mới có thể tiếp nhận các thức ăn đặc ngoài sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Theo đó, thời gian ăn dặm của mỗi bé có thể khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé. Vì thế, 6 tháng tuổi không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm mà cần thêm các điều kiện như be có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng, bé biết đưa môi dưới về phía trước để lấy thức ăn từ thìa. Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ, bé thích thú với thức ăn, bé luôn cảm thấy đói,.. Lúc này mẹ có thể quan sát con để cho trẻ ăn dặm và hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì bên cạnh việc ăn dặm, mẹ vẫn cần cho bé bú sữa đầy đủ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

Cách lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Cách lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Cách lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Để nuôi con khỏe mạnh thì trong khoảng thời gian cho trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ – vitamin và khoáng chất. Cụ thể như sau:

  • Chất đạm: Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển bộ não, các mô, cơ quan trong cơ thể bé. Đồng thời nó cũng giúp bé tăng cường sức đề kháng, tổng hợp các enzyme và nội tiết tố cần thiết. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm và các loại đậu.
  • Chất béo: Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho bé. Chất béo cũng đóng góp vào quá trình hình thành tế bào. Các acid béo như Acid Linoleic, DHA, AA, Acid Linolenic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ, hệ thần kinh và thị giác… Ngoài ra, chất béo giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Vì vậy mẹ nên thêm 1 muỗng dầu ăn vào cháo cho bé.
  • Chất bột đường: Cung cấp năng lượng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bé. Chất bột đường có nhiều trong gạo, nui, bánh mì, khoai. Vì thế trong khẩu phần ăn hàng ngày mẹ có thể bắt đầu đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Rau xanh và hoa quả: Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú cho bé. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng.

Ở số bài trước các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã giới thiệu các quy tắc ăn dặm cho trẻ, vì thế ngoài việc lựa chọn thực phẩm mẹ cũng nên cân nhắc đến các quy tắc để có chế độ dinh dưỡng ăn dặm tốt nhất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội