Khâu eo cổ tử cung và những điều cần biết

Khâu eo cổ tử cung là biện pháp giúp ngăn ngừa sảy thai và sinh non ở những thai phụ có cổ tử cung yếu, bị hở eo tử cung. Phương pháp này cần được thực hiện trước khi sảy thai và trong thời điểm thích hợp.

Khi nào cần khâu eo cổ tử cung?

Khi nào cần khâu eo cổ tử cung?

Khâu eo cổ tử cung là gì?

Trong cơ quan sinh sản của nữ giới, eo cổ tử cung là nơi tiếp xúc giữa cổ tử cung và tử cung. Thông thường, eo cổ tử cung chỉ đủ cho máu kinh và dịch trong tử cung thoát ra ngoài âm đạo nên có kích thước rất nhỏ. Khi mang thai, eo và cổ tử cung chịu áp lực của thai nhi và túi ối. Nếu eo cổ tử cung giãn nở nhiều, ngày càng rộng ra thì dễ dẫn đến sinh non hay xảy thai. Do đó, thai phụ cần một biện pháp y khoa để can thiệp. Khâu eo cổ tử cung là giải pháp hữu hiệu đối với những trường hợp hở eo tử cung và bị dọa sảy thai, sinh non để giữ thai nhi an toàn trong bụng mẹ.

Khâu eo cổ tử cung là thủ thuật khâu một vòng quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong tử cung. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện vào khoảng tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ, trước khi eo cổ tử cung giãn ra.

Những đối tượng nào cần khâu eo cổ tử cung?

Khâu eo cổ tử cung là giải pháp an toàn giúp ngừa sảy thai và sinh non nhưng không phải thai phụ nào cũng cần thực hiện thủ thuật này. Biện pháp này thường được chỉ định với những đối tượng sau:

  • Thai phụ được chẩn đoán hở eo tử cung.
  • Từng bị sảy thai do hở eo tử cung hoặc sảy thai 2 lần trở lên không rõ nguyên nhân.
  • Trường hợp mẹ mang song thai, đa thai nhưng chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm.
  • Thai phụ có tiền sử khâu vòng cổ tử cung trước đó.
  • Khâu eo cổ tử cung không được áp dụng với đối tượng nào?
  • Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ để phát hiện bất thường trong thai kỳ

Bên cạnh đó mẹ bầu dù muốn ngừa sảy thai và sinh non nhưng không được chỉ định khâu eo cổ tử cung khi có những dấu hiệu dưới đây:

  • Thai nhi lớn hơn 24 tuần tuổi.
  • Thai nhi có những bất thường hoặc thai chết lưu.
  • Mẹ bầu bị viêm đường sinh dục cấp như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Xuất hiện các cơn co tử cung.
  • Viêm màng ối hoặc ối vỡ non.
  • Xuất hiện máu chảy từ tử cung.

Nếu có những bất thường ấy, mẹ bầu tuyệt đối không được khâu eo cổ tử cung vì sẽ gây nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.

Khâu eo cổ tử cung là biện pháp giúp ngăn ngừa sảy thai và sinh non ở những thai phụ có cổ tử cung yếu

Khâu eo cổ tử cung được tiến hành như thế nào?

Trước khi khâu, thai phụ sẽ được gây mê hoặc gây tê vùng cột sống để không còn cảm giác đau đớn. Phẫu thuật có thể được thực hiện theo các cách sau:

  • Các mũi khâu có thể đặt quanh mặt ngoài thành âm đạo.
  • Sử dụng một loại băng keo đặc biệt buộc quanh cổ tử cung và khâu tại chỗ.
  • Thực hiện một vết mổ nhỏ ở cổ tử cung sau đó dùng băng keo đặc biệt đặt vào vết mổ để bịt kín cổ tử cung.

Để vết khâu được đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ tối đa cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, sau khi tiến hành khâu eo cổ tử cung mẹ bầu cần nằm nghỉ tại giường bệnh 48 giờ để được theo dõi vết khâu có nhiễm trùng hay có gì bất thường không. Mẹ bầu sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, chống viêm và thuốc giảm cơn gò tử cung. Sau khi xuất viện về nhà, mẹ nên nghỉ ngơi ít nhất 1 tuần trước khi trở lại cuộc sống bình thường để đảm bảo sức khỏe, hạn chế vận động, đi lại để vết khâu mau lành. Nếu có điều gì bất thường mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

 

Vào khoảng tuần thứ 37 – 38 của thai kỳ, thai phụ nên đến bệnh viện để cắt chỉ và chuẩn bị những gì tốt nhất để chào đón bé yêu.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội