“Giải mã” nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú mẹ

Trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân là nỗi ám ảnh của mẹ trong thời kỳ nuôi con nhỏ, để giải được bài toán vì sao trẻ lười bú mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh lười bú là do đâu?

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng đầu đời chính là sữa mẹ, chúng quyết định đến sức khỏe và sự phát triển mỗi ngày ở con. Tuy nhiên với nhiều trẻ trong giai đoạn này con thường rất lười bú, thậm chí là bỏ bú vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng lười bú ở trẻ sơ sinh

Sau khi sinh, bất kỳ mẹ nào cũng muốn con ti mẹ, hạn chế tình trạng bú bình trừ trường hợp mẹ không có sữa. Nhưng nhiều trẻ lại tỏ ra lười bú, thậm chí bỏ bú mẹ bởi do một số vấn đề sau:

  • Sức khỏe con có vấn đề: Khi trẻ bị một vài bệnh lý ở con liên quan đến đường tiêu hóa hoặc một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm như bệnh về tai, mũi, trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng… con sẽ có biểu hiện quấy khóc, cáu gắt và bỏ bú.
  • Ti mẹ có vấn đề: Trẻ lười bú có thể là do đầu ti của mẹ to, cứng tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu.
  • Sữa mẹ có vị lạ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ hằng ngày thay đổi đột ngột. Mẹ bổ sung thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay, chua. Hoặc mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều khiến trẻ bú bị đầy hơi, thậm chí đau bụng.
  • Tư thế bú không đúng: theo kinh nghiệm chăm con của nhiều bà mẹ chỉ ra rằng tư thế bú sai cách cũng là điều khiến con bỏ bú cũng như bú không được nhiều. Vì thế khi cho con bú mẹ hãy chú ý điều chỉnh tư thế nào thích hợp và làm con thoải mái nhất như nhiều trẻ thích bú nằm, ngồi thậm chí là đứng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lười bú ở trẻ nhỏ

Mách mẹ những cách khác phục chứng lười bú ở trẻ sơ sinh

Để con có thể bú mẹ một cách ngon lành và đầy đủ, không ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của con mẹ nên bỏ túi một vài mẹo nhỏ để khắc phục chứng lười bú ở con như sau:

  • Khi nhận thấy con có dấu hiệu lười bú mẹ, mẹ hãy tiến hành thử cho bé bú khi thật buồn ngủ sau đó chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian, nên bắt đầu vào lúc trẻ đã hơi đói.
  • Nếu con có dấu hiệu bỏ bú nhiều ngày liền, cơ thể con chậm lớn mẹ cần tới gặp các bác sĩ để kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng cũng như tìm hiểu nguyên nhân xem có bị nhiễm trùng các bệnh lý về tai hoặc cách tưa lưỡi cho con đúng cách.
  • Mẹ nên đổi nhiều tư thế cho bú để bé cảm thấy thoải mái hơn. Vừa cho bú vừa di chuyển. Một số bé dễ bú hơn khi bạn đu đưa hoặc bế chúng đi lòng vòng.
  • Duy trì việc gần gũi và tiếp xúc trẻ thường xuyên khi không cho con bú bằng phương pháp da tiếp da nhiều.
  • Cải thiện chất lượng sữa mẹ, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn của bản thân, nên ăn những thực phảm tươi mới, hạn chế mùi để có chất lượng sữa được đảm bảo hơn.

Ngoài việc áp dụng những biện pháp trên, mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Lười bú có thể là dấu hiệu trẻ đang bị ốm, bệnh, nhiễm trùng, mọc răng… Nếu nghi ngờ con gặp những vấn đề trên, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn, xử lí kịp thời.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội