Hướng dẫn các bước xử lý cảm cúm bằng y học cổ truyền

Mùa lạnh đến cũng là lúc chúng ta mắc bệnh cảm cúm nhiều hơn. Vì thế, những biện pháp đơn giản với các dược liệu tự nhiên từ y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao, an toàn.

Hướng dẫn các bước xử lý cảm cúm bằng y học cổ truyền

Hướng dẫn các bước xử lý cảm cúm bằng y học cổ truyền

Theo đó, bạn cần tìm hiểu thông tin về bệnh cảm cúm và cách điều trị bằng Y học Sài Gòn ngay dưới đây.

Vậy cảm cúm là gì và làm thế nào để phân biệt cảm lạnh với cảm cúm?

Cảm cúm do virus gây nên, là bệnh viêm nhiễm cấp tính, xảy ra ở đường hô hấp trên với các triệu chứng điển hình như:

  • Người sợ lạnh
  • Sốt cao 39 độ hoặc cao hơn
  • Nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi.
  • Tay chân thân mình nhức mỏi nặng nề.
  • Chán ăn, đi ngoài phân nát hoặc lỏng, nước tiểu vàng.

Cảm lạnh xuất hiện do nhiễm yếu tố lạnh( phong hàn) vào cơ thể, với các triệu chứng nhẹ hơn cảm cúm như;

  • Ngạt mũi là triệu chứng phổ biến và xuất hiện đầu tiên
  • Sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Nhức đầu ít
  • Đau họng hoặc ho
  • Thân mình tay chân ít nhức mỏi
  • Ăn uống kém, tiểu tiện bình thường

Chúng ta hay nhầm lẫn giữa Bệnh Cảm cúm và bệnh Cảm lạnh, dẫn đến xử lý sai và hậu quả là bệnh diễn biến nặng nề hơn.

Khi đã phân biệt được Cảm cúm và Cảm lạnh chúng ta sẽ tự tin và dễ dàng dùng  thuốc điều trị bệnh của mẹ.

Cảm cúm: vì bệnh lý gây nên là do virus nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị.

  • Bệnh tự khỏi sau khoảng 1 tuần.
  • Nâng cao thể trạng để bệnh nhanh được đẩy lùi bằng việc ăn uống: ăn cam,bưởi( giàu vitamin C).., uống nhiều nước hoa quả, nghỉ ngơi nhiều
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn với các triệu chứng: ho có đờm đặc vàng, đau sung họng..
  • Dùng thuốc hạ sốt khi có sốt cao(trên 38,5oC)

Vậy cảm cúm là gì và làm thế nào để phân biệt cảm lạnh với cảm cúm?

Vậy cảm cúm là gì và làm thế nào để phân biệt cảm lạnh với cảm cúm?

Những biện pháp điều trị bệnh cảm cúm bằng y học cổ truyền hiệu quả

Việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều trong điều tị sẽ dẫn đến cơ thể yếu đi và nhờn thuốc. Sau đây là các bài thuốc trong Đông y thường dùng để chữa bệnh cảm cúm.

  • Bài 1: Trà gừng

Dùng gừng tươi( 6g), rửa sạch để cả vỏ, đập dập cho vào cốc, sau đó đổ 100ml nước sôi vào cốc, cho them chút đường, vừa thổi vừa uống, uống xong nằm nghỉ ngơi.

  • Bài 2: Cháo hành tía tô.

Chuẩn bị hành hoa, tía tô thái nhỏ cho vào bát, múc cháo nóng đổ lên, khuấy đều và ăn nóng.

  • Bài 3: Đánh cảm bằng trứng gà vòng bạc

Luộc chín trứng gà, bóc lấy lòng trắng để nguội, lấy vòng bạc bọc vào giữa long trắng, sau đó chà nhẹ nhàng vùng cột sống, vùng trán, long bàn tay bàn chân, đến khi nào long trắng trứng khô là được. Lúc này sẽ thấy chiếc vòng bạc đổi màu tím đen, hoặc tím đỏ.

  • Bài 4: Xông bằng tinh dầu

Chuẩn bị một cốc nước nóng vừa đun sôi, nhỏ vào cốc 4-5 giọt tinh dầu tràm, hoặc tinh dầu bạc hà, chùm khan lên đầu, cúi sát mũi vào cốc và hít sâu. Mục đích để sát khuẩn đường hô hấp, giúp giảm ho, giảm đau ngứa họng, hết sổ mũi.

  • Bài 5: Xông hơi toàn thân

Chuẩn bị các loại lá có chứa tinh dầu như: lá bưởi, lá xả, lá bạc hà, lá tre, lá hương nhu, gừng tươi…đun sôi, sau đó xông toàn thân đến khi mồ hôi ra nhơm nhớp thì dừng lại, tránh để ra mồ hôi nhiều gây mất tân dịch thì cơ thể sẽ càng mệt hơn. Sau  khi xông toàn thân, tắm lại bằng nước xông và ăn cháo nóng.

Bài 6: Với trường hợp mới bị cảm cúm do đi mưa gió lạnh về. Chuẩn bị: Tía tô, gừng tươi, vỏ quýt khô mỗi thứ 10g, đun nước lên uống nóng.

Phía trên là một số bài thuốc đơn giản giúp điều trị cảm cúm.

Những biện pháp điều trị bệnh cảm cúm bằng y học cổ truyền hiệu quả

Những biện pháp điều trị bệnh cảm cúm bằng y học cổ truyền hiệu quả

Tuy nhiên chúng ta nên “ đào giếng khi chưa khát” nghĩa là phòng bệnh trước khi có bệnh, đó cũng là phương châm chữa bệnh trong y học cổ truyền.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm

  • Uống nhiều chất lỏng: như nước lọc, nước hoa quả( chanh, cam, bưởi..), trà nóng..tất cả giúp nâng cao thể trạng. Tránh uống chất kích thích, đồ có gas
  • Ăn súp gà: Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng, ăn súp gà giúp tăng miễn dịch cơ thể, huy động được nhiều hơn bạch cầu trung tính đến xử lý các chất thể lạ trong cơ thể.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm hợp lý theo mùa: giữ phòng luôn ấm và mùa đông, mát vào mùa hè, nhất là độ ẩm, không để phòng quá khô. Nếu vào mùa hanh khô thì dùng máy tạo độ ẩm hoặc phun sương.
  • Vệ sinh miệng họng: súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày sáng tối hoặc uống chanh muối ấm vào mỗi sáng. Việc làm này giúp cổ họng được làm dịu và sạch.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi: mục đích để vệ sinh mũi được sạch, nhất là ở trẻ em khi cơ thể còn non yếu hay xảy ra tình trạng viêm đường hô hấp trên, tuy nhiên với đối tượng trẻ nhỏ khi xịt mũi cần lưu ý tránh xịt sâu gây xây xước.

Như vậy chúng ta đã nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết bệnh cảm cúm. Tránh tình trạng hiểu nhầm dẫn đến những đáng tiếc sẽ xảy ra.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội