Hiểu biết về bệnh tả và phương pháp chăm sóc người bệnh đúng cách

Được biết đến là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước nặng và có thể là tử vong.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tả ở trẻ

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tả ở trẻ

Nhận biết bệnh tả và chăm sóc đúng cách về bệnh tả

Bênh tả được coi là bệnh của con khi chúng xuất hiện khá nhiều ở trẻ nhỏ, bệnh tả cũng là một trong những bệnh nghiêm trọng của hệ tiêu hóa, vì thế để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh tả là ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, sau đó gây nên các rối loạn tiêu hoá và một vài triệu chứng sau:

  • Thường bệnh nhân không đau bụng.
  • Ỉa chảy xối xả nhiều lần không đếm được, có khi phân tự chảy qua hậu môn. Phân đục lờ lờ như nước vo gạo trong đó lổn nhổn những hạt trắng xám. Giai đoạn muộn phân trong như nước mưa, mùi tanh nồng.
  • Mỗi lần đi ngoài bệnh nhân có thể mất hơn 1 lít nước, trong 6 – 8 giờ có thể mất 10 lít nước.
  • Nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra toàn dịch nước.
  • Mất nước, điện giải nặng:
  • Mạch nhanh nhỏ, có thể không bắt được.

Ngoài ra còn một vài dấu hiệu khác. Về cơ bản khi bị tả người bệnh thường mệt mỏi, người lờ đờ và nếu không được đưa vào bệnh viện kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng do mất nước.

Khi trẻ bị bệnh tả cần được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Khi trẻ bị bệnh tả cần được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách điều trị bệnh tả phổ biến nhất hiện nay

Khi nhận thấy người bệnh có những dấu hiệu của bệnh tả, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa người bệnh tới bệnh viện và điều trị theo những cách phổ biến như:

  • Bù nước điện giải khẩn trương để cứu sống bệnh nhân
  • Truyền dịch bằng kim to, nhiều đường cùng lúc.Dùng dung dịch Ringer lactate.
  • NaCl 0,9%, kiềm (Natribicacbonat 14‰), Glucose 5%, kết hợp uống Oresol.
  • Dùng kháng sinh đặc hiệu, Tetracylin, Cotrimoxazol 480mg uống 2 – 3 viên/ ngày.

Tuy nhiên quan nhất vẫn vẫn là chúng ta cần chủ động phòng bệnh bởi bệnh tả do nhiễm khuẩn từ đường ăn uống nên cần vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, môi trường sống xung quanh. Vệ sinh thực phẩm: thực phẩm sạch được chọn lọc kiểm định, thực hiện tốt ăn chín uống sôi. Uống vacxin phòng bệnh tả trong đợt dịch. Chống nhiễm khuẩn và phòng tránh lây lan. Cách ly người bệnh vì bệnh lây qua đường tiêu hóa nên rất dễ lây lan.

Cho bệnh nhân ăn lỏng, dễ tiêu, đảm bảo đủ năng lượng. Không ăn thức ăn có dầu, mỡ, nước uống nhiều đường. Có thể cho bệnh nhân uống nước quả ép, đặc biệt là chuối, táo để bổ sung Kali. Nếu bệnh nhân nôn: Cho ăn và uống sau 10 – 15 phút, ăn ít một. khi đã nắm vững kiến thức phòng bệnh cha mẹ có thể chủ động để bảo vệ con trước đại dịch tả đang mạnh theo từng đợt trong năm.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội