Dược thiện dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là tình trạng về năng lực hoạt động phát triển chậm, kém hơn so với mức độ trung bình ở những đứa trẻ cùng trạng tuổi.
Vị thuốc kỷ tử
Trẻ chậm phát triển trí tuệ trong Đông y thuộc phạm vi chứng lập trì (chậm biết đứng), hành trì (chậm biết đi), phát trì (chậm mọc tóc), xỉ trì (chậm mọc răng) và ngũ trì (chậm biết nói)…
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em chậm phát triển trí tuệ
Tiên thiên: là do bẩm thụ từ cha mẹ tinh huyết hư tổn, tinh suy huyết nhược, âm dương nhị khí bất túc làm cho tâm, thận, não, phát triển bất thường mà tạo thành bệnh.
Hậu thiên: là do quá trình sinh nở bị trở ngại, nuôi dưỡng không đầy đủ, bệnh tật phát sinh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của đứa trẻ.
Món ăn bài thuốc hỗ trợ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Bài 1
Cách thực hiện: Óc dê 1 bộ, kỷ tử 50 gam, gia vị nêm vừa đủ. Óc dê cho vào chén/bát, nêm gia vị rồi mang hấp cách thủy, món ăn có thể thường xuyên ăn.
Bài 2
Cách thực hiện: Xương ống 500 gam, hải tảo 100 gam, cùng các gia vị như: hành; gừng, muối, đường chuẩn bị vừa đủ. Xương ống đập vụn, thái nhỏ hải tảo, hầm cho chín làm canh để ăn.
Bài 3
Cách thực hiện: Thục địa 20 gam, kỷ tử 30 gam, sơn thù 30 gam, hoài sơn 30 gam, trứng cút 20 quả, cùng với gia vị khác như: hành, gừng, muối vừa đủ. Trứng cút luộc chín và bóc vỏ rồi cho nồi với các vị thuốc đã chuẩn bị cùng với một lượng nước vừa đủ, đun sôi trong thời gian 15 phút là được, ăn trứng và uống cả nước thuốc.
Bài 4
Cách thực hiện: Tử hà sa bột 3 gam, thục địa 9 gam, đan bì 9 gam, 5 quả đại táo, bạch linh 9 gam, trạch tả 9 gam, hoài sơn 9 gam, ngũ vị tử 6 gam. Cho vào nồi các bị thuốc trên và sắc để uống thay cho nước.
Món ăn bài thuốc hỗ trợ dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Bài 5
Cách thực hiện: Đẳng sâm 10 gam, thái tử sâm 10 gam, thục địa 10 gam, đại táo 10 gam, tôm nõn 10 gam, đậu phụ 50 gam, nấm hương 10 gam, muối, dầu vừng vừa đủ.
Đại táo lấy thịt bỏ hạt, nấm hương rửa sạch vào thái sợi chỉ. Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị với một lượng nước vừa đủ đun trong 30 phút rồi bỏ bã lấy nước thuốc.
Bỏ đậu phụ thái miếng cùng với lại tôm nõn, nấm hương và gia vị vào trong nồi, đun với lựa nhỏ trong độ khoảng 20 phút là được, món ăn có thể dùng ăn hàng ngày.
Bài 6
Cách thực hiện: Lạc nhân 10 gam, đại táo 10 gam, long nhãn 10 gam, gạo tẻ 50 gam. Giã nát phần lạc, đại táo lấy bỏ hạt. Cho tất vào một nồi nấu thành cháo, chia phần nhỏ ăn trong ngày.
Bài 7
Cách thực hiện: Viễn chí 10 gam, thạch xương bồ 12 gam, 1 con cá trắm, cùng các gia vị khác: hành, gừng, muối, vừa đủ.
Cá trắm đánh vảy, bỏ đi phần nội tạng, rửa sạch và cho các vị thuốc được chuẩn bị vào trong bụng của cá và kho cá bằng niêu trong thời gian 30 phút. Bỏ đi bã thuốc trong bụng cá, ăn cá và uống nước thuốc.
Bài 8
Cách thực hiện: Long nhãn 60 gam, 1 quả trứng gà, đường đỏ vừa đủ. Đun sôi long nhãn và đường đỏ trong thời gian 20 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, đun thêm đến khí trứng chín là ăn được.
Lưu ý trong việc chăm sóc, điều trị đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
Một số lưu ý trong việc chăm sóc, điều trị đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
Theo bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: để lựa chọn các loại thực phẩm và vị thuốc cần phải căn cứ vào bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ:
- Trẻ chậm mọc tóc cần dùng nhiều tang thầm, dầu vừng.
- Trẻ chậm biết đứng, chậm biết đi cần dùng nhiều tôm nõn, các loại trứng, hồ đào nhục, thục địa, sơn thù.
- Trẻ chậm biết nói cần dùng nhiều thạch xương bồ, nhục quế…
Vì “thận chủ cốt, sinh tủy, tủy thông với não” cho nên cần chú ý bổ thận ích tủy bằng các loại thực phẩm như tủy và xương dê, trâu bò, heo và một số loại khác giàu tinh huyết như cá trắm, lươn…
Đa số trẻ em chậm phát triển trí tuệ tỳ vị đều hư yếu, công năng tiêu hóa dễ bị rối loạn cho nên phải cần chú ý kiện tỳ ích vị bằng các loại thực phẩm và vị thuốc như: nhân sâm, bạch truật, hoài sơn và các loại đậu…
Không nên vội vã cố bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà phải từ từ tăng dần về cả số lượng và chất lượng. Đồng thời cũng cần chú ý trong phương thức chế biến: Mềm nhuyễn, dễ tiêu, hợp khẩu vị, lấy chưng, luộc, hấp làm trọng, tránh chiên xào…
Nguồn giaoductretho