Điều dưỡng viên chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm virus Sars-CoV-2

Hiện nay, Việt Nam đã có ca thứ 2 là trẻ sơ sinh nhiễm virus Vũ Hán. Vậy câu hỏi đặt ra là “cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm virus Sars-CoV-2 như thế nào?” và cần làm gì để đối tượng này được an toàn?


Điều dưỡng viên chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm virus Sars-CoV-2

Bệnh nhân 557 là trẻ sơ sinh nhiễm virus Sars-CoV-2 tại Đà Nẵng

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP. Đà Nẵng cho biết, “bệnh nhân 557” là một trong 7 ca mắc mới ở Đà Nẵng được Bộ Y tế công bố sáng 1/8. Bé gái này sinh tháng 11/2018 mới 20 tháng tuổi.

Bệnh nhân 557: Đ.G.A (sinh năm 2018, 20 tháng tuổi, giới tính nữ; tổ 2, Lệ Sơn Nam, Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng). Bệnh nhân là cháu nội và thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân 509.

Từ 14 giờ đến 20 giờ 30 ngày 26/7, bệnh nhân về nhà ông, bà ngoại tại Miếu Bông, Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng. Đêm 26/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt. Ngày 27/7, bệnh nhân không ra khỏi nhà. Đêm 27/7, bệnh nhân sốt lại và sử dụng thuốc hạ sốt.

Khoảng 9 giờ ngày 28/7, bệnh nhân đến khám tại khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Gia đình Đà Nẵng và được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, sau đó được cho về nhà theo dõi sức khỏe.

Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam tính đến thời điểm 2/8/2020! – nguồn Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19.

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé nhỏ và bé sơ sinh nhiễm virus Sars-CoV-2

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé nhỏ và trẻ sơ sinh khi bé bị nhiễm virus Sars-CoV-2 nói riêng và mắc các bệnh của trẻ nói riêng cần  phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

Trẻ bị sốt do mắc Covid-19

  • Đối với bé trên 6 tháng tuổi cho tới 59 tháng tuổi: chu vi vòng cánh tay, cân nặng theo chiều cao và dấu hiệu phù có thể được sử dụng để sàng lọc tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Điều trị dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn đối với các trường hợp suy dinh dưỡng cấp tính, phối hợp với điều trị bệnh viêm phổi cấp Sars-CoV-2.
  • Đối với bé đang bú mẹ mà mẹ bị mắc Sars-CoV-2, bé chưa có triệu chứng mắc Sars-CoV-2, khuyến nghị tách riêng mẹ và con, nuôi dưỡng bé bằng chế phẩm sữa thay thế.
  • Nếu bé đang bú mẹ mà cả mẹ và con đều bị mắc Sars-CoV-2, nguy cơ của việc không bú mẹ cao hơn bất kỳ lợi ích nào khác của việc sử dụng chế phẩm sữa thay thế. Do vậy, nếu người mẹ vẫn còn đủ khỏe để cho con bú, hãy hỗ trợ người mẹ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu người mẹ sức khỏe yếu không thể cho con bú, khi đó sẽ sử dụng chế phẩm sữa thay thế nuôi con.
  • Phương pháp nuôi dưỡng sử dụng chế phẩm sữa thay thế là an toàn nhất cho bé nhỏ dưới 6 tháng (sữa bột công thức). Không khuyến khích sử dụng vú nuôi thay thế.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid-19 sau khi ra viện ra sao?

Khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, các xét nghiệm âm tính với virus Sars-CoV-2 và tình trạng lâm sàng đã ổn định và sẵn sàng để ra viện, Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Thời điểm ra viện cũng  là lúc để có kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trở về nhà, giúp phục hồi cơ thể tốt và tránh tái nhiễm Sars-CoV-2.

Khi trẻ đã không còn mắc Sars-CoV-2 và đã khỏi bệnh, trước khi ra viện, y bác sĩ sẽ sàng lọc và đánh giá để phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính.

Một số trẻ khi ra viện bị suy dinh dưỡng cấp tính nên tiếp tục sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cao đạm cao năng lượng trong ít nhất 1 tháng sau ra viện.

Một số trẻ khi ra viện không bị suy dinh dưỡng nên có chế độ bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày (thêm 2 – 3 bữa phụ/ngày, bao gồm sữa, sữa chua, hoa quả.) trong ít nhất 2 tuần.

Nguồn: Ban chỉ đạo Phòng chống Covid-19 TP. Đà Nẵng

Được giáo dục trẻ thơ chia sẻ

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội