Điều dưỡng viên chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa thường bị đi bị lại rất khó khỏi khi cha mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách. Trong bài viết sau, Điều dưỡng viên chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa hiệu quả nhất.

 

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa là gì?

Các Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nhiều tác nhân khác nhau gây ra vì vậy cần thăm khám để chẩn đoán chính xác. Sau đây là một số tác nhân cơ bản gây viêm tai giữa ở trẻ:

  • Phế cầu
  • Hemophilusinfluenzae (HI)
  • Liên cầu khuẩn nhóm A
  • Tụ cầu vàng
  • Virus hợp bào hô hấp
  • Thay đổi môi trường sống : Thời tiết thay đổi, khói xe, khói thuốc lá hoặc trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
  • Dị ứng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang

 

Viêm tai giữa cấp ở trẻ có triệu chứng ra sao?

  • Đau tai, ù tai giảm thính lực,có thể chảy mủ tai kèm theo sổ mũi,hắt hơi, ho
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa
  • Quấy khóc, khó ngủ

 

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
  • Liệt mặt
  • Viêm tai xương chũm, cholesteatoma
  • Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp
  • Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não…

 

Điều dưỡng viên chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

 

Chế độ vệ sinh của trẻ viêm tai giữa

  • Tai: Trường hợp chảy dịch mủ làm sạch tai cho trẻ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Không nên để nước vào tai.
  • Mũi: Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm

 

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ cần được điều trị kịp thời

 

Chế độ ăn uống của trẻ viêm tai giữa

  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.

 

Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng đúng liệu trình, đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý tăng liều, bỏ thuốc, hoặc thay đổi thuốc. Vì một số loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi dùng đúng liều đúng thời gian quy định.

 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Cha mẹ trong quá trình nuôi con khỏe dạy con ngoan, nên để ý khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời:

  • Trẻ đau tai tăng lên
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị

 

Điều dưỡng viên chia sẻ cách phòng bệnh viêm tai giữa?

Để giúp các bé phòng bệnh viêm tai giữa và một số bệnh ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Cha mẹ nên giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, gan bàn chân của con khi thời tiết lạnh
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.
  • Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ.
  • Chữa trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan…
  • Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

Thông tin về cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại website giáo dục trẻ thơ được tổng hợp từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Thông tin không có giá trị thay thế phác đồ, chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không tự ý áp dụng vào trẻ!

Nguồn:  giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội