Điểm danh một số bệnh trẻ em thường gặp lúc giao mùa

Thời tiết giao mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và các tác nhân gây bệnh phát triển, bên cạnh đó trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ bị một số bệnh thường gặp.

Điểm danh một số bệnh trẻ em thường gặp lúc giao mùa

Điểm danh một số bệnh trẻ em thường gặp lúc giao mùa

Chính vì vậy hãy cùng chuyên mục thầy thuốc tư vấn sức khỏe của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Vào thời điểm giao mùa, trẻ dễ mắc các bệnh gì nhất?

Vào lúc thời tiết giao mùa trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm phế quản, cúm, dị ứng da, đau mắt đỏ, viêm xoang… Bên cạnh đó, người già hay bị đau nhức xương khớp, suy tim…vv. Triệu chứng của viêm họng là sốt cao 39-40 độ, đau rát họng, đặc biệt là tăng cảm giác đau khi nuốt, khi nói, thậm chí là đau lên cả màng tai, ho khan… còn biểu hiện của viêm phế quản là ho kéo dài, ho ra chất nhầy, sốt cao, mệt mỏi, khó thở, tức ngực…Đó là một số bệnh trẻ em thường gặp lúc giao mùa.

Khi bị cúm thì bạn sẽ có các biểu hiện như: sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, mệt mỏi, đau đẩu… nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm gây ra. Điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do thay đổi thời tiết, khói, bụi, suy giảm sức đề kháng, chính vì vậy, người già, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.

Viêm xoang có những biểu hiện đặc trưng như: hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi, đau đầu, đau tai… căn bệnh này khó mà điều trị khỏi hẳn được vì vậy gây phiền hà, khó chịu cho người bệnh. Nhất là trẻ em thì càng có triệu chứng khó chịu hơn.

Biện pháp phòng tránh và nâng cao sức khỏe cho trẻ khi thời tiết giao mùa?

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và người thân trong gia đình, các bạn cần chú ý:

  • Khi ra đường bạn cần phải đeo khẩu trang, quần áo bảo vệ đầy đủ, tránh khói bụi, ánh nắng, mưa bất chợt… và các tác nhân gây bệnh khác, hạn chế tiếp xúc với người đang có bệnh.
  • Có thể tiêm vaccine phòng bệnh theo mùa: vaccine cúm, sởi, đậu mùa… đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ có thai là những đối tượng rất dễ bị mắc bệnh.
  • Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn và gia đình cần chú ý giữ sức khỏe bằng cách ngủ đủ giấc 7-8 tiếng một ngày, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, thường xuyên tập thể dục và uống nước đầy đủ (mỗi ngày 1,5-2 lít nước).
  • Bạn có thể tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình bằng cách bổ sung thêm thực phẩm, trái cây giàu vitamin C, vitamin A, kẽm.
  • Thực phẩm giàu vitamin C là: ớt, súp lơ, rau xanh, cà chua, đậu hà lan, khoai lang… hoa quả giàu vitamin C thường là những quả có vị chua và quả có múi như: cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, dưa, kiwi, dứa, ổi, mãng cầu…
  • Thực phẩm giàu vitamin A là: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau diếp, ớt chuông, hải sản, cà chua, đậu Hà Lan, thịt bò, sữa tươi nguyên kem, phô mai, gan động vật… hoa quả giàu vitamin A là: dưa đỏ, đu đủ, đào, mơ khô, các loại hạt…
  • Nguồn thực phẩm giàu kẽm là: hàu, mầm lúa mì, thịt bò, gan nấu chín, hạt vừng, sô cô la đen, đậu phộng rang…

Biện pháp phòng tránh và nâng cao sức khỏe cho trẻ khi thời tiết giao mùa?

Biện pháp phòng tránh và nâng cao sức khỏe cho trẻ khi thời tiết giao mùa?

Ngoài ra với người già bạn cũng có thể bổ sung thêm canxi bằng sữa hoặc thực phẩm… để giảm nguy cơ bị đau nhức xương khớp.

Bố mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ em dùng thuốc?

Để điều trị bệnh trẻ em khi giao mùa thì bố mẹ phải sử dụng một số loại thuốc. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần nhớ để tránh một số bệnh của con.

  • Thuốc điều trị cảm cúm (lúc giao mùa) thường rất phổ biến, tuy nhiên các thuốc này chỉ điều trị triệu trứng mà không điều trị nguyên nhân và các thuốc điều trị cảm cúm thường gây ra tác dụng phụ nghiêm trong, vì vậy cần một số lưu ý khi dùng thuốc như sau:
  • Với nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, điển hình là paracetamol có thể gây độc cho gan, vì vậy cần lưu ý dùng đúng liều và đúng thời gian , không được lạm dụng, đặc biệt những bệnh nhân có bệnh suy gan hoặc người hay sử dụng rượu bia không nên sử dụng paracetamol vì sẽ làm tăng nguy cơ hoại tử gan.
  • Với nhóm thuốc giảm ho codein và dextromethorphan thường gây tác dụng phụ nghiêm trọng là suy hô hấp đặc biệt là với trẻ nhỏ, codein có thể chuyển hóa một phần thành morphin, có thể gây suy hô hấp nặng và thậm chí có thể tử vong đối với trẻ em, vì vậy nên chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Thuốc chống dị thông thường như clopheniramin, depheniramin… thường gây tác dụng phụ là ngủ gà, nhìn mờ, suy giảm hệ thần kinh vận động vì vậy cần tránh dùng cho những người làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo, ví dụ như lái xe, vận hành máy móc, khi dùng thuốc cũng cần tránh uống rượu, vì uống rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội