Cùng tìm hiểu về tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh

Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài đốt xương cột sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một túi mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống.

Nứt đốt sống ở trẻ

Nguyên nhân gây tật nứt đốt sống

Người ta không rõ nguyên nhân của tật này. Nứt đốt sống có thể xảy ra do bị nhiễm dioxin hoặc do mẹ bị thiếu axit folic trong thời kì mang thai hoặc cũng có thể lúc mang bầu bị mắc các bệnh của mẹ. Mặc dù chưa biết được chắc chắn nguyên nhân của tật nứt ống cột sống nhưng các nghiên cứu cho thất có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống như giới tính, trẻ nữ bị tật này nhiều hơn trẻ nam hay tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh, các cặp vợ chồng trước đây đã có con bị khuyết tật ống thần kinh thì sẽ gia tăng nguy cơ sinh con mắc loại khuyết tật này trong những lần mang thai sau, thiếu axit folic làm tăng nguy cơ bị nứt đốt sống cũng như các khuyết tật ống thần kinh khác. Một số loại thuốc như valproic acid dùng để chống động kinh, cũng có thể gây nên khuyết tật ống thần kinh nếu uống trong thời gian mang thai do can thiệp vào khả năng hấp thụ acid fôlic của cơ thể. Mẹ bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống đặc biệt khi tỉ lệ đường trong máu của bà mẹ tăng cao trong thời gian đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhiệt độ vào những tháng đầu của thai kỳ do mẹ bị sốt cao hoặc do tiếp xúc với nguồn nhiệt như tắm hơi hoặc tắm trong bồn nước nóng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ bị nứt đốt sống.

Hiện có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng nứt đốt sống

Những vấn đề gặp phải do tật nứt đốt sống

Nếu không được phẫu thuật sớm để đậy kín lại túi thần kinh thì vị trí này sẽ rất dễ nhiễm trùng và trẻ có thể chết vì viêm màng não hoặc mắc các bệnh của con rất nghiêm trọng. Chân và bàn chân có thể bị liệt và mất cảm giác hoặc có ít cảm giác. Điều này rất nguy hiểm vì một số trẻ đi được nhưng không có cảm giác do đó chân của trẻ có thể bị bỏng hoặc bị thương do mãnh chai vỡ, đinh hoặc dụng cụ chỉnh hình…mà trẻ không hề biết. Trẻ cũng có thể bị loét do chèn ép ở vùng cùng cụt, vùng mông, hông do mất cảm giác. Đôi khi một hoặc cả hai khớp háng có thể bị trật khớp hay co cơ chân và bàn chân xảy ra nếu tật nứt đốt sống xảy ra từ vị trí đốt thắt lưng 1 trở lên, bàn chân có thể bị khoèo hoặc bẻ lên trên và hướng ra ngoài.

Bên cạnh đó, trẻ có thể không biết mình tiểu tiện hay đại tiện. Khi trẻ lớn lên có thể trẻ cũng sẽ không phát triển được khả năng kiểm soát các chức năng này. Cần lưu ý là ở một số trẻ mắc tật này nước tiểu có thể ứ lại lâu trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiễm trùng thận, bàng quang. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ mắc loại dị tật này. Đầu trẻ bị to ra do tích nước ở trong não, trung bình trong khoảng 5 trẻ bị tật nứt gai đốt sống sẽ có 4 trẻ bị não úng thủy. Hiện tượng này xảy ra do dịch được tạo thành trong não không được đưa xuống tủy sống sẽ tích tụ lại làm tăng áp lực lên não và hộp sọ. Mặc dù lúc mới sinh trẻ có kích thước đầu bình thường nhưng dần dần đầu do tích nước đầu sẽ to ra, nỗi rõ các tĩnh mạch, mắt lồi và đồng tử hướng xuống dưới, dấu hiệu này được gọi là dấu mặt trời lặn. Nếu không phẫu thuật sớm để làm giảm áp lực ở não, một số trẻ sẽ bị mù, chậm trí, động kinh hoặc bại não. Đôi khi phẫu thuật cũng không giúp tránh được các biến chứng này. Trẻ bị nứt đốt sống thường dị ứng với chất latex. Nhiều vật liệu có chứa latex như bong bóng, bao cao su, đồ chơi, sơn…Khi tiếp xúc với các vật liệu có latex, trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng như nổi mẫn đỏ, cảm giác ngứa hoặc bị phồng rộp tại những vùng tiếp xúc. Trong trường hợp nặng hơn trẻ có thể biểu hiện dị ứng toàn thân như phù và ngứa toàn thân, chảy mũi nước, khó thở…

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội