Những điều cần biết chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Rối loạn ngôn ngữ liên quan đến khiếm khuyết trong khả năng giải mã thông tin qua ý nghĩa biểu tượng liên quan đến khiếm khuyết phát âm phát triển thường gặp nhất ở trẻ em.

Những điều cần biết chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Những điều cần biết chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về căn bệnh này.

Rối loạn ngôn ngữ được chia thành những dạng nào?

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết rối loạn ngôn ngữ được chia thành các dạng như thế nào ?

Trả lời:

Rối loạn ngôn ngữ bao gồm các dạng sau đây:

Rối loạn phát âm:

Có thể nhận thấy một trong những bệnh của con mà bố mẹ cần nhớ là việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ có thể nói ngọng đến 5 tuổi, đặc biệt ở trẻ bị dị tật sứt môi và hở hàm ếch. Trẻ cũng có thể nói ngọng hay nói đớt trong bối cảnh chống đối hoặc thoái lùi, khi trẻ mới có em nên muốn nhỏ hoài để được mẹ tiếp tục chăm sóc như một bé sơ sinh.

Chậm nói đơn thuần:

Trẻ chậm nói đơn thuần khi không kèm theo chậm phát triển tâm thần, điếc nặng hoặc bệnh loạn tâm (như tự kỷ). Trẻ nói cụm 2 từ sau 3 tuổi, không biết dùng từ đúng thứ tự trong câu nói, lỗi văn phạm, không biết dùng chủ ngữ, động từ. Ít khi chậm nói đơn thuần kéo dài quá 5 tuổi nếu trẻ được kích thích ngôn ngữ. Nguyên nhân chậm nói đơn thuần có thể do não kém phát triển (như trẻ sinh non), thiếu kích thích về số lượng và chất lượng ngôn ngữ vì môi trường xã hội kinh tế không thuận lợi (xem truyền hình nhiều giờ trong ngày), thiếu quân bình tâm lý tình cảm, chất lượng quan hệ tình cảm không tốt (thiếu tình thương, thiếu tương tác mẹ-con, mẹ nói ít vì trầm cảm…). Giai đoạn 3-5 tuổi là thời gian quan trọng để giúp trẻ tập nói. Cần cho trẻ tập âm ngữ và tâm vận động để trẻ có khái niệm về không gian-thời gian và về sơ đồ cơ thể.

Loạn ngôn ngữ nặng:

Trên các trang sức khỏe của bé cũng đã thông tin: Đây là trường hợp trẻ chậm hiểu và chậm nói kéo dài quá 6 tuổi. Lúc 3 tuổi có khoảng 3-8% trẻ (2/3 trai,1/3 gái) có rối loạn ngôn ngữ. Từ 6 tuổi trở lên, có 1-2% trẻ có rối loạn ngôn ngữ đơn thuần, không kèm theo chậm phát triển tâm thần. Trẻ có thể giao tiếp bình thường qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.

Tuy nhiên, trẻ có thể có những khó khăn tình cảm kèm theo dễ cảm xúc, thay đổi tình cảm, giận dữ và loạn dùng động tác. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết là đo thính lực, MRI để phát hiện những bất thường về não, điện não đồ (hội chứng Landau-Klefner gồm loạn ngôn ngữ nặng kèm theo động kinh ở trẻ từ 3-5 tuổi). Trẻ cần được can thiệp sớm về âm ngữ.

Vụng đọc-vụng viết chính tả:

Theo một số tác giả, có 5-15% trẻ khó đọc và viết từ 7 tuổi trở lên. Những khó khăn này kèm theo chậm nói, rối loạn trội chức năng phải trái, rối loạn tổ chức không gian-thời gian.

Rối loạn ngôn ngữ được chia thành những dạng nào?

Rối loạn ngôn ngữ được chia thành những dạng nào?

Nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ

Hỏi: Vậy các yếu tố nào có thể gây ra rối loạn ngôn ngữ ? Những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh nhi có vấn đề về ngôn ngữ ?

Trả lời:

Yếu tố gây bệnh: Yếu tố di truyề, sinh ngạt, sinh non, hồi sức sơ sinh đưa đến sự kém phát triển não, rối loạn cảm nhận (thị giác), quân bình tâm lý tình cảm, môi trường xã hội-văn hóa, trí thông minh, cách giáo dục.

Những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngôn ngữ: Không bập bẹ, không chỉ bằng ngón trỏ, hoặc làm điệu bộ lúc 10-12 tháng tuổi. Không hiểu lệnh đơn giản lúc 18 tháng tuổi. Không dùng từ nào lúc 18-21 tháng tuổi. Không kết hợp từ lúc 24 tháng. Lời nói khó hiểu đối với phụ huynh lúc 24-36 tháng tuổi. Lời nói khó hiểu đối với người khác lúc 36-48 tháng tuổi. Trẻ tránh tình huống nói chuyện.Nói lắp mặc dù không bị căng thẳng. Thoái lùi ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào. Nhờ việc phát hiện những kiến thức cơ bản trên mà bạn có được bí quyết nuôi con khỏe.

Hỏi: Cần phân biệt chậm nói đơn thuần với các bệnh lý nào?

Trả lời:

Chậm nói đơn thuần cần được phân biệt với: Chậm phát triển tâm thần bao gồm kém khả năng nhận thức và hành vi thích ứng. Nếu trẻ có chậm phát triển tâm thần, thì trẻ có số điểm thấp về cả hai lĩnh vực có lời và không lời, trong khi trẻ chậm nói có số điểm không lời trong giới hạn bình thường. Rối loạn tự kỷ trẻ chậm nói quan tâm đến tương tác xã hội trong khi trẻ tự kỷ ít quan tâm xã hội hơn. Trẻ chậm nói có thể có bốn hành vi không lời then chốt mà trẻ tự kỷ không có đó là chú ý liên kết, chơi giả bộ, trao đổi tình cảm và bắt chước. Trẻ cần được can thiệp sớm trước 3 tuổi để tập những kỹ năng giao tiếp sớm như chú ý, luân phiên, lắng nghe, bắt chước, chơi theo lứa tuổi, hiểu lời nói và giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ. Trong trường hợp khiếm khuyết ngôn ngữ nặng, có thể dùng cách giao tiếp qua hình ảnh (Picture Exchange Communication System-PECS). Phụ huynh được hướng dẫn tương tác với trẻ từ lúc mới sinh qua ánh mắt, nụ cười, bắt chước âm thanh của trẻ, tương tác với trẻ qua trò chơi và tránh cho trẻ xem truyền hình trong 2 năm đầu đời. Phụ huynh vừa chăm sóc trẻ vừa nói với trẻ về việc chăm sóc để trẻ luôn được tiếp cận với ngôn ngữ đầu đời là ngôn ngữ của mẹ. Đa số trẻ cải thiện khả năng giao tiếp với thời gian, tuy nhiên 50-80% trẻ ở tuổi mẫu giáo có chậm nói và thông minh không lời bình thường có thể gặp khó khăn cho đến 20 tuổi. Chậm nói sớm có thể dẫn đến khó khăn trong việc đọc sau này. Khoảng 50% trẻ chậm nói sớm sau này sẽ khó đọc, và 55% trẻ khó đọc có tiền sử chậm phát triển ngôn ngữ nói. Đến 5 tuổi, nếu trẻ còn chậm nói thì sẽ có khó khăn học tập sau này.

Cảm ơn những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chúc các bạn luôn vui khỏe!

Nguồn giaoductretho.net

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội