Chuyên gia cung cấp một số hiểu biết về liên cầu khuẩn

Liên cầu (Streptococcus) được Billroth mô tả lần đầu tiên vào năm 1874 sau khi phân lập từ mủ các tổn thương và các vết thương nhiễm trùng. Vậy liên cầu khuẩn là gì và nguy hiểm như thế nào?

Chuyên gia cung cấp một số hiểu biết về liên cầu khuẩn

Chuyên gia cung cấp một số hiểu biết về liên cầu khuẩn

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản mà bạn cần biết về liên cầu khuẩn cũng như những biến chứng do chúng gây ra.

Vi rút liên cầu khuẩn có đặc điểm gì?

Streptococcus là một giống của các cầu khuẩn Gram dương. Tế bào phân chia xảy ra cùng một trục đơn nên vi khuẩn vi khuẩn có dạng hình chuỗi, vì thế mà có tên liên cầu (từ Hy Lạp streptos, có nghĩa là giống như một chuỗi). Trái ngược với sự phân chia của tụ cầu theo nhiều hướng khác nhau và tạo ra hình thể như chùm nho của tế bào. Streptococcus có enzym oxidase, catalase âm tính và hô hấp hiếu kỵ khí tùy tiện.

Năm 1984, nhiều sinh vật trước đây được coi là Streptococcus đã được tách ra thành các giống Enterococcus và Lactococcus. Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương, đường kính khoảng 0,6 – 0,8 μm, xếp liên tiếp với nhau thành từng chuỗi, dài ngắn khác nhau và có thể đứng với nhau thành từng đôi hoặc từng đám. Liên cầu bắt màu Gram (+) và một số loài có vỏ, không có lông, không di động, không sinh nha bào. Liên cầu không có enzym catalase, không bị ly giải bởi muối mật, tức là: Thử nghiệm optochin âm tính. Thử nghiệm ly giải bởi muối mật âm tính.

Năm 1930, Lancefield dựa vào kháng nguyên C (carbohydrat) của vách tế bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm từ A, B, C…R. Liên cầu nhóm A và D có khả năng gây bệnh cho người. Các nhóm khác (B,C) gây bệnh cho súc vật hoặc không gây bệnh. Thông tin được đăng trên trang tin bệnh của mẹ.

Vi rút liên cầu khuẩn có đặc điểm gì?

Vi rút liên cầu khuẩn có đặc điểm gì?

Liên cầu khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Liên cầu nhóm A còn có thể gây ra viêm phổi, viêm khớp, viêm màng trong tim, viêm mủ màng phổi, và viêm cân hoại tử. Ngoài ra, còn có thể gặp hội chứng sốc nhiễm độc tố do liên cầu gây nên.

  • Viêm khớp thường xảy ra đồng thời với viêm tây tổ chức tế bào. Ngoài điều trị bằng kháng sinh (penicillin G, 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch 6 lần mỗi ngày hoặc cefazolin hay vancomycin liều giống như trong viêm tấy tổ chức tế bào nêu trên nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin), còn phải hút mủ khớp nhiều lần. Rất ít khi phải mở dẫn lưu bằng ngoại khoa, trừ trường hợp viêm mủ khớp vai và khớp háng là những nơi khó dẫn lưu được bằng cách hút qua da.
  • Viêm phổi và viêm mủ mảng phổi. Đây là một bệnh có đặc điểm là phá hủy nhiều tổ chức phổi, tiến tiền nhanh và nặng, gây di chứng hoặc tử vong cao. Penicillin liều cao đường toàn thân phối hợp với dẫn lưu mủ bằng ống đặt qua thành ngực là biện pháp điều trị cần thiết trong viêm mủ màng phổi. Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin thì có thể dùng vancomycin thay thế.
  • Liên cầu A cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, chủ yếu là do nhiễm khuẩn huyết đồng thòi với viêm phổi, đặc biệt là ở những người tiêm chích ma tuý. Nếu có nghi ngờ viêm nội tâm mạc, cần điều trị bằng penicillin G, 4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch ngày 6 lần, trong vòng 4 tuần. Nếu dị ứng với penicillin thì dùng vancomycin 1000mg đường tĩnh mạch, ngày 2 lần.
  • Viêm cân hoại tử là tình trạng viêm màng cân cơ sâu lan toả nhanh chóng. Bệnh nhân đến khám có thể có bệnh cảnh giống viêm tấy tổ chức tế bào nặng nhưng lại kèm theo đau dữ dội và tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân và sau đó có tình trạng mất cảm giác vùng bị bệnh do phá hủy các đầu mút thần kinh do nhiễm khuẩn vượt quá lớp cân. Đây là những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Khi nghi ngờ, bắt buộc phải chỉ định mở thăm dò, vì việc mở rộng và cắt lọc sớm là cách điều trị cần thiết để tránh tử vong.
  • Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: suy hô hấp cấp, viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy thận. Những bệnh nhân quá trẻ, quá già và những người có các bệnh nội khoa từ trước sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh này. Khác với trong hội chứng tương tự nhưng do tụ cầu gây nên, hội chứng này là do liên cầu, thường có vãng khuẩn huyết kèm theo. Ngoài ra, có thể không có ban ngoài da và bong da. Ở những bệnh nhân có hội chứng này điển hình, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80%. Thường chỉ có clindamycin là có thể ức chế được vi khuẩn sinh độc tố này, còn penicillin thì không.

Đến nay, penicillin vẫn là thuốc được chọn để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do liên cầu. Nhưng một số tác giả lại bổ sung thêm clindamycin tĩnh mạch, 600mg, ngày 3 lần. Bệnh cảnh này thường thấy do có sự xâm nhập của các dòng vi khuẩn độc lực cao đến từ những người lành mang vi khuẩn.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội