Chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
Rối loạn tự kỷ là một khiếm khuyết phát triển thần kinh, kéo dài suốt đời làm ảnh hưởng cách giao tiếp và khó khăn với những hoạt động tương tác với xã hội và chơi đùa với trẻ khác.
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh giãn tĩnh mạch
- Khám phá cách điều trị khi bị nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ
- Vì sao trẻ dưới 2 tuổi khóc nhiều hay cười nhiều có thể bị lồng ruột?
Hãy cùng tìm hiểu về rối loạn tự kỷ ở trẻ qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Có tới 90% trẻ bị tự kỷ là do yếu tố di truyền
Chứng rối loạn tự kỷ, dấu hiệu nhận biết để kịp thời điều trị
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể phát hiện sớm chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ không ạ?
Trả lời:
Ở lứa tuổi từ 18 -30 tháng, các mẹ hãy dành thời gian đánh giá trẻ có khả năng bị tự kỷ hay không thông qua thanh điểm MCHAT (Modified Checklist for Autism in Toddler) qua link sau đây nhằm giúp phát hiện và can thiệp càng sớm càng tốt.
Nghiên cứu đã cho thấy nếu được can thiệp sớm trước 3 tuổi thì hiệu quả can thiệp tốt hơn và tiến trình hòa nhập sau đó nếu được tích cực hỗ trợ sẽ giúp trẻ thích nghi hơn, tránh bị bắt nạt và dễ dàng kết bạn hơn cũng như dễ học hỏi khám phá thế giới và sống tự lập về sau.
Vì vậy trong quá trình chăm sóc trẻ được chẩn đoán rối loạn tự kỷ, cha mẹ cần tham gia sinh hoạt phụ huynh để được cung cấp kiến thức, kỹ năng và nâng đỡ tinh thần cho cha mẹ cũng như định hướng điều trị cho trẻ tiếp tục vào giai đoạn mới hòa nhập cộng đồng.
Hỏi: Thưa bác sĩ, bé bị rối loạn tự kỷ thì có những dấu hiệu gì ạ?
Trả lời:
Những dấu hiệu báo động đỏ của rối loạn tự kỷ theo Hội tâm thần nhi khoa Mỹ như sau:
- Không bập bẹ được trước 9 tháng
- Không chỉ được ngón trỏ trước 12 tháng
- Không nói được từ đơn lúc 16 tháng
- Không nói được từ đôi lúc 2 tuổi
- Thoái lùi ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ thời điểm nào, thiếu giao tiếp mắt phù hợp với lứa tuổi.
- Thiếu những biểu lộ niềm vui tình cảm
- Thiếu sự chia sẻ quan tâm hay thích thú
- Thiếu đáp ứng với tên gọi của mình
- Thiếu giao tiếp bằng cử chỉ như bái bai
- Nói chuyện có nhịp, ngữ điệu bất thường
- Có những hành vi rập khuôn như xoay tròn, vẫy tay, chơi tay không có ý nghĩa tương tác
- Hay bận tâm dai dẳng về đồ chơi hoặc đồ vật
Có càng nhiều yếu tố càng có giá trị, khi có dấu hiệu báo động và thang điểm MCHAT dương tính, các bố mẹ hãy cho con mình đến ngay với bác sĩ tâm lý nhi để kiểm tra lại nhé!
Hướng điều trị chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ
Hỏi: Thưa bác sĩ, rối loạn tự kỷ có chữa trị được không ạ?
Trả lời:
Việc can thiệp bằng thuốc, thực phẩm chức năng, tế bào gốc, châm cứu, oxy cao áp, lọc máu là chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn để điều trị khỏi căn bệnh này.
Vì vậy các bố mẹ có con bị tự kỷ đừng nên mất thời gian vào những phương pháp này.
Những phương pháp can thiệp về giáo dục thay đổi hành vi, giao tiếp qua hình ảnh, kích thích giác quan sẽ giúp cải thiện cho trẻ rất nhiều.
Cha mẹ nên dạy cho con những thói quen mới
Hỏi: Thưa bác sĩ, khi trẻ còn quá nhỏ thì có thể phát hiện tự kỷ được không ạ?
Trả lời:
Có những dấu hiệu gợi ý tự kỷ ở trẻ từ 16-30 tháng như sau:
Nhóm dấu hiệu 1 bao gồm:
- Trẻ có cảm thấy thích thú khi được đu đưa hoặc nhảy lên đầu gối bạn không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không ? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có thích chơi ú òa hoặc chơi tìm một đồ vật không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có sử dụng ngón trỏ để chỉ điều trẻ yêu cầu không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có chơi một cách thích thú với đồ chơi nhỏ (xe hơi, hình khối) mà không bỏ chúng vào miệng, thao tác chúng và ném chúng không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có nhìn vào mắt bạn hơn khoảng 1-2 giây không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có mỉm cười đáp lại nụ cười của bạn không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có phản ứng khi bạn gọi tên trẻ không? Nếu không là có vấn đề
- Khi bạn chỉ một đồ chơi trong phòng thì trẻ có nhìn theo không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có tự đi được không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có làm những cử động bất thường của ngón tay ở gần mặt trẻ không? Nếu có là có vấn đề
- Có bao giờ bạn nghĩ rằng con bạn bị điếc không? Nếu có là có vấn đề
- Có khi nào trẻ nhìn đăm đăm điều gì hoặc đi lang thang không chủ đích không? Nếu có là có vấn đề
- Trẻ có nhìn vào mặt bạn để kiểm tra phản ứng của bạn khi đối diện với điều không quen thuộc không? Nếu không là có vấn đề
Nhóm dấu hiệu 2 bao gồm:
- Trẻ có thích leo trèo cầu thang hay không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có chơi những trò chơi giả bộ, ví dụ nói điện thoại hoặc chăm sóc búp bê, hoặc trò chơi giả bộ khác không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có dùng ngón trỏ để chỉ sự quan tâm về vấn đề gì không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có khoe bạn những đồ vật hay đồ chơi không ? Nếu không là có vấn đề
- Bạn có thấy trẻ quá nhạy cảm với tiếng động không? Nếu có là có vấn đề
- Trẻ có bắt chước theo bạn không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có nhìn theo đồ vật mà bạn nhìn không? Nếu không là có vấn đề
- Trẻ có làm cho bạn chú ý đến sinh hoạt của trẻ không? Nếu không là có vấn đề
Trên đây là các dấu hiệu và hướng điều trị chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ, hy vọng các thông tin chia sẻ từ các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ hữu ích giúp các mẹ hiểu thêm về căn bệnh có thể phát hiện sớm bệnh ở trẻ để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Nguồn: giaoductretho.net