Cha mẹ thường bỏ qua những nguy cơ của thuốc trị ho cho con
Cha mẹ thường lo lắng và nỗ lực ngăn chặn cơn ho cho con. Tuy nhiên, sử dụng thuốc ho không đúng cách có thể tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống xuất dị vật ra khỏi đường thở.
1. Một số loại thuốc trị ho không cần kê đơn thường được sử dụng cho trẻ.
Thuốc ho thường là lựa chọn đầu tiên của cha mẹ khi con bị ho. Theo giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, thường xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại để loại bỏ đờm và các vật liệu gây kích ứng trong đường hô hấp. Do đó, không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc ho cho trẻ.
Một cơn ho có thể kéo dài từ 7-14 ngày và thường tự giảm đi, vì vậy không nên sử dụng thuốc một cách quá mức để giảm cơn ho cho trẻ. Nếu ho ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, như ho liên tục, gây mệt mỏi, mất ngủ, hoặc nôn trớ nhiều, có thể cần sử dụng thuốc ho để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.
Các loại thuốc thông thường không cần kê đơn bao gồm:
Thuốc giảm ho: Dextromethorphan thường được sử dụng cho ho khan do kích ứng.
Thuốc làm loãng đờm: Guaifenesin giúp làm loãng đờm và dịch nhầy trong cổ họng, giúp đẩy đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Thuốc kháng histamin: Clemastine, chlorpheniramine, và pseudoephedrine giúp giảm kích thích của cơ thể từ các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm ho.
Các loại thuốc kết hợp: Bao gồm dextromethorphan và guaifenesin, giúp làm dịu cổ họng và giảm cơn ho. Ngoài ra, dầu khuynh diệp, long não và tinh dầu bạc hà cũng có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho.
3. Thuốc trị ho có những tác dụng phụ mà cha mẹ thường ít quan tâm
Việc sử dụng thuốc trị ho cho trẻ thường đem lại hiệu quả tạm thời trong việc giảm tần suất cơn ho, nhưng không giúp rút ngắn thời gian bệnh. Sử dụng quá mức thuốc giảm ho có thể làm đờm trở nên đặc và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể cho trẻ.
Lạm dụng thuốc ho trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm
Tác dụng lên hệ thần kinh: Dextromethorphan, có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp, cần sử dụng cẩn thận, không phù hợp cho trẻ sơ sinh và dưới 6 tuổi. Có khả năng gây nghiện.
Kích ứng dạ dày: Thuốc long đờm có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Tác động khô miệng, chán ăn: Các thuốc kháng histamin có thể gây khô miệng, chán ăn và táo bón cho trẻ, cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng.
Tăng huyết áp: Một số thuốc kết hợp có thể gây tăng huyết áp, không phù hợp cho trẻ bị bệnh tim.
Nguy cơ suy hô hấp: Một số chất trong thuốc kháng histamin tăng nguy cơ suy hô hấp hoặc viêm phổi ở trẻ.
Dược sĩ Cao đẳng Dược lưu ý: sử dụng thuốc trị ho an toàn hơn khi trẻ đạt 6 tuổi trở lên; trẻ nhỏ hơn cần được bác sĩ cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro của việc sử dụng thuốc này thường lớn hơn lợi ích mà chúng mang lại trong việc giảm triệu chứng ho và cảm lạnh. Thuốc từ “thảo dược” ít tác dụng phụ hơn, có thể sử dụng nhưng cũng cần phối hợp với biện pháp giảm ho an toàn khác.
3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ có triệu chứng mệt mỏi hoặc cơn ho trở nên nặng hơn.
- Trẻ ho có đờm đặc, màu xanh vàng, hoặc kéo dài hơn 1 tuần.
- Ho kèm sốt cao trên 38.5 độ C.
- Có khò khè hoặc gặp khó khăn trong việc thở, da tím tái.
- Có dấu hiệu ho ra máu hoặc đau ngực.
- Ho liên tục, nhiều đến mức ảnh hưởng đến việc ăn và ngủ của trẻ.
Xem thêm tại: giaoductretho.net