Cha mẹ hãy để con được là chính mình

Nhiều cha mẹ thường bắt con làm và nghe theo những gì người lớn nói và mặc định sẵn, nhưng liệu đây có thực sự là cách tốt trong khi trẻ đang cần học hỏi.

Cha mẹ hãy được để con là chính mình

Cha mẹ hãy được để con là chính mình

Trong một cuộc trao đổi mới đây nhất về chuyên mục nuôi con khỏe dạy con ngoan cho các bậc cha mẹ, bác sĩ Minh Nga hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đã đưa ra những lời khuyên và chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này để giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn chính xác và thiết thực hơn trong việc nuôi con.

Theo đó, trẻ sẽ có lúc thường hỏi những câu hỏi ngô nghê và đôi khi khiến cho người lớn bực mình bởi sự phiền toái của con. Lúc này nhiều cha mẹ thường tìm cách lảng tránh hoặc dụ dỗ con chơi trò chơi để cho mình được yên tĩnh hơn. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, những giới hạn cha mẹ đặt ra có thể giúp con cảm thấy an toàn, bình tĩnh nhưng một số hạn chế có thể gây tác động ngược khiến con trẻ cảm thấy bất mãn và cản trở sự phát triển của chúng. Vì thế hãy để con được làm được nói theo bản năng và một cách tự nhiên nhất.

Khi con thích đặt câu hỏi

Trong quá trình trẻ lớn lên, con sẽ rất lạ lẫm với thế giới xung quanh, lúc này đối với con mọi thứ đều mới lạ vì thế con thường hãy hỏi và thắc mắc nhiều điều. Những câu hỏi ấy sẽ được con hỏi, nói liên tục, khiến nhiều cha mẹ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, đó không phải lỗi của chúng, chỉ là con đang muốn hiểu biết và khám phá về thế giới bên ngoài hơn. Việc bố mẹ theo sát con, gia tăng nói chuyện, chỉ bảo con trong giai đoạn này sẽ giúp con tích lũy được nhiều kiến thức và tự tin hơn trong cuộc sống, cũng như từ đó giúp cha mẹ hiểu hơn về con mình. Vì thế, khi con đặt ra những câu hỏi trên cha mẹ hãy bình tình và lắng nghe con nói, không nên cản trở sự phát triển của con trong giai đoạn này.

Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

Khi con nói “không”

Cũng theo bác sĩ Minh Nga công tác tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho hay: một trong những bí quyết nuôi con khỏe dạy con khôn của các cha mẹ hiện đại đó là để con được quyền “tự do ngôn luận”. Con trẻ cũng là thành viên trong gia đình, khi con có bất kỳ phản ứng hay không hợp tác cha mẹ cần lắng nghe con nói vì sao con không thích, thay vì bắt ép con làm theo suy nghĩ đã được sắp đặt sẵn của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào lời từ chối “không” của con cũng thỏa đáng và hợp lý. Bạn cần chỉ dạy, bảo ban cho con hiểu theo cách nghĩ đúng đắn, bên cạnh đó cũng cần tìm cách trao đổi, thỏa thuận, bàn bạc hoặc giải thích với con tại sao đôi khi con phải làm những thứ con không muốn.

Khi con hay khóc

Khóc là một trong những cách để trẻ bày tỏ trạng thái cảm xúc của bản thân, xét về góc độ tâm lý trẻ dễ xúc động và cảm nhận được mọi thứ mãnh liệt hơn người lớn đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 1- 3 tuổi. Lúc này, trẻ có sự phát triển rất mạnh về giác quan. Trong khi đó nhiều bậc cha mẹ lại thấy việc con khóc là phiền toái và kèm theo sẽ là những hành động lời nói ảnh hưởng đến tâm lý của con với mục đích làm con ngừng khóc. Việc làm này của cha mẹ về lâu về dài sẽ làm phản tác dụng, tạo sự bất hợp tác từ con. Vì thế, đừng cấm và cảm thấy phiền lòng khi con khóc. Tốt nhất là nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại bật khóc và tìm cách để giải quyết vấn đề.

Không bắt con làm theo suy nghĩ của người lớn

Không bắt con làm theo suy nghĩ của người lớn

Khi con nghịch ngợm, ồn ào

Người lớn cần hiểu, trẻ nhỏ cần hoạt động nhiều hơn là ăn, thay vì cáu gắt khi con nghịch ngợm làm hỏng đồ đạc thì cha mẹ nên chơi cũng con, khuyến khích con tham gia các hoạt động mang tính khám phá, phát triển tư duy. Cha mẹ đừng tước đoạt mong muốn của con trẻ, hãy để con hát hò, nô đùa tùy thích, thay vì bắt chúng ngoan ngoãn ngồi yên.

Để con được phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não cha mẹ cần có những kỹ năng và  kinh nghiệm chăm con một cách thật khoa học. Có như thế mới đảm bảo con bạn đang phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội