Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho con hiệu quả nhất hiện nay
Sữa mẹ là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình nuôi con nhỏ của các bà mẹ. Việc trữ sữa mẹ sao cho an toàn và vệ sinh cũng cần được các mẹ biết đến và tiến hành.
- Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Tổng hợp một số trường hợp sơ cứu hiệu quả cho trẻ
- Tìm hiểu bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái và cách phòng tránh
Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho con hiệu quả nhất hiện nay
Khi mẹ bắt đầu cho con bú, sữa có thể về một cách dồi dào và nhiều hơn nhu cầu bú của con. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý không phải lúc nào mẹ cũng đủ sữa cho con, nhất là khi cho con bú một thời gian. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu về cách trữ sữa cho con.
Những điều cơ bản trong quá trình trữ sữa
Trao đổi với bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Trường cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ các bước trữ sữa mẹ. việc trữ sữa mẹ là cần thiết, nhất là đối với các bà mẹ dự sữa cho con bú tại thời điểm mới cho con sữa và khi mẹ hết quãng thời gian nghỉ sinh bé. Để trữ sữa an toàn các bà mẹ và phòng bệnh của con, mẹ có thể làm theo những điều căn bản sau:
- Trước khi vắt sữa, các mẹ cần rửa tay và các dụng cụ thật sạch trước khi động vào sữa mẹ. Chọn dụng cụ trữ sữa hợp lý và vệ sinh, để tốt nhất nên sử dụng các bịch vô trùng dành riêng cho trữ sữa mẹ. Mẹ cũng nên chú ý nên ghi chú rõ ràng ngày giờ vắt sữa lên từng bịch sữa để sau này chúng ta sẽ biết nên sử dụng bịch nào trước, bịch nào sau.
- Không nên trộn sữa đã đông với sữa mẹ mới vắt ra cũng như nên bỏ phần sữa còn lại sau khi đã cho bé bú. Mẹ không nên cố tiết kiệm vì làm như vậy có thể gây hại cho con.
- Khi ra đông sữa trữ để cho con sử dụng, mẹ nên chọn hình thức rã đông bằng cách bỏ bịch sữa xuống ngăn mát của tủ lạnh hoặc nếu muốn nhanh hơn các mẹ có thể bỏ bịch sữa đông vào ca nước ấm. Tuyệt đối không nên dùng lò vi sóng để rã đông sữa cho bé bú vì cách làm này làm sữa được làm nóng một cách không đều dẫn tới làm mất chất lượng dưỡng chất của sữa mẹ, ngoài ra còn có thể gây bỏng cho miệng bé.
Những điều cơ bản trong quá trình trữ sữa
Thời gian trữ sữa mẹ và sử dụng sữa mẹ
Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hậu giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về thời gian trữ sữa mẹ và sử dụng sữa mẹ. Việc trữ sữa mẹ cũng cần có những thời gian nhất định. Sữa mẹ được vắt ra nếu để ở nhiệt độ phòng dưới 260C có thể bảo quản trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Ở nhiệt độ cao hơn 260C chỉ có thể bảo quản trong thời gian tối đa là 4 tiếng.
Khi mẹ đã có ý định trữ sữa để cho bé dùng dần thì nên để các túi sữa vào tủ lạnh ngay lập tức. Nếu để ở phần ngăn mát của tủ lạnh, nên để ở phần sâu nhất hay chính là nơi lạnh nhất của ngăn mát. Việc để sữa ở ngăn mát sẽ chỉ giúp các mẹ có thể bảo quản sữa trong thời giang 3 ngày.
Nếu mẹ muốn trữ sữa lâu dài hơn mẹ có thể chọn hình thức trữ đông sữa. Mẹ có thể bảo quản sữa bằng cách cho túi sữa vào ngăn đông càng sớm càng tốt hoặc cùng lắm mẹ chỉ nên để túi sữa ở ngăn mát trong thời gian tối đa 48 tiếng trước khi cho túi sữa nên ngăn đông. Thời gian bảo quản sữa tại ngăn đông của tủ lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ của tủ lạnh. Nếu nhiệt độ ngăn đông là -150C có thể trữ sữa trong 2 tuần, nhiệt độ ngăn đông là -180C có thể trữ được trong 3 tháng. Còn với các tủ lạnh riêng biệt có nhiệt độ ngăn đông được giữ ở -200C có thể trữ được sữa tối đa trong thời gian từ 6 đến 12 tháng.
Nguồn giaoductretho.net