Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cho trẻ

Thời điểm lúc giao mùa là cơ hộ bùng phát những căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em. Vậy có những biện pháp nào để phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cho trẻ? 

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ

Các giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại TPHCM chia sẻ, điều kiện thuận lợi gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ có thể kể đến như:

  • Do thời tiết thay đổi đặc biệt là khi giao mùa. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.
  • Bệnh hay gặp hơn ở trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh mãn tính kèm theo và không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
  • Trẻ sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá…
  • Môi trường có nguồn lây trẻ hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ, hắt hơi, sổ mũi, trẻ cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.

Một số biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên

  • Sốt, ho, chảy mũi.
  • Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang…

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên

Một số biện pháp bố mẹ có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe của con và giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên cho trẻ như sau:

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ có các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé chưa hoàn thiện. Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi.
  • Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
  • Không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên
  • Hắt hơi, xổ mũi, ho phải che miệng
  • Khi thời tiết trở mưa, lưu ý cho trẻ ăn mặc đủ ấm, tránh nơi gió lùa.
  • Tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc cũ khi thấy trẻ có các triệu chứng gần giống với đợt bệnh lần trước. Việc sử dụng thuốc tùy ý này có thể dẫn đến trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, gây ra nhiều tác dụng phụ như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng…
  • Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nặng như: thở nhanh, khó thở, môi hoặc tai tím tái, tức ngực, trẻ lờ đờ li bì… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Nguồn: giaoductretho.net

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội