Cách điều trị vết thương nhỏ ở trẻ chuẩn như chuyên gia
Dù chăm sóc bao bọc trẻ nhỏ cẩn thận đến mức nào đi nữa, chúng ta cũng không thể bảo đảm trẻ sẽ tránh được trầy, xước hay bầm tím.. Vậy làm sao khi trẻ bị các vết thương nhỏ?
- Vì sao nói thiếu máu là bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường?
- Dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi chuẩn xác
- Một số biện pháp giúp thai phụ thoải mái khi sinh nở
Cách điều trị vết thương nhỏ ở trẻ chuẩn như chuyên gia
Những vết thương ở trẻ dù nhỏ nhưng nếu không biết cách sơ cứu hay chăm sóc cho mau lành cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho trẻ như nhiềm trùng, lây bệnh…Vì vậy, điều cần làm là các ông bố bà mẹ và những người giữ trẻ phải biết cách chăm sóc những vết thương không nghiêm trọng và biết khi nào cần đưa trẻ đi phòng khám và làm thế nào để sơ cứu vết thương nhỏ.
Sơ cứu, chăm sóc vết thương nhỏ tại nhà
Những vết thương nhỏ cha mẹ có thể sơ cứu và chăm sóc tại nhà, tuy nhiên cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ những lời khuyên của bác sỹ về việc làm sạch vết thương, theo dõi tình trạng vết thương và đưa đi khám ngay lập tức nếu thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
Để chăm sóc tại nhà cha mẹ cần chuẩn bị bông gạc, kem sát khuẩn, dung dịch rửa vết thương…Dùng kem sát khuẩn. Sau khi rửa sạch vết thương bằng nước muối loãng hoặc oxy già, nên bôi kem sát khuẩn và dùng gạc băng lại. Thay gạc hằng ngày. Khi vết thương đã khô thì không cần dùng gạc để vết thương mau lành nhưng vẫn phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu trẻ sốt hoặc vết thương có dấu hiệu sưng đỏ thì phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng để tránh nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Những vết thương cần được chăm sóc đưa đến phòng khám
Vết thương không cầm được máu;
Vết thương to hoặc sâu;
Vết thương gây ra bởi những vật có khả năng chứa mầm bệnh lây nhiễm, ví dụ như móng tay.
Sơ cứu vết thương, chăm sóc làm sạch các vết thương nhỏ tránh nhiễm trùng…
Trước hết phải cầm máu bằng áp lực. Dùng gạc hay vải sạch buộc chặt vết thương khoảng 5 phút để cầm máu. Nếu vết thương vẫn chảy máu thì nên hỏi ý kiến bác sĩ (nếu có) hoặc đưa trẻ ra trạm y tế phường/ quận.
Rửa vết thương. Sau khi cầm máu thì phải rửa vết thương. Đưa vết thương vào dưới vòi nước lạnh hoặc âm ấm để rửa sạch hết đất cát hay màng nhầy còn bám trên đó. Tránh chà xát và không nên dùng iốt, cồn hoặc chất sát trùng trên những vết thương hở vì chúng sẽ làm trẻ đau và khó chịu. Bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau nếu cần thiết nhưng nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào. Đặc biệt không dùng aspirin để giảm đau đối với vết thương hở vì aspirin có thể làm tăng tình trạng chảy máu.
Những vết thương cần được chăm sóc đưa đến phòng khám
Trường hợp cần cấp cứu
Những vết thương cắt sâu và dài cần phải được sơ cứu bởi y tá hoặc bác sĩ. Trong trường hợp này, đưa trẻ đến phòng y tế gần nhất.
Trong trường hợp cấp cứu, các bác sĩ có thể sẽ dùng các biện pháp sau:
- Rửa vết thương: đầu tiên, bác sĩ thường gây tê cục bộ chỗ bị thương bằng thuốc tê bôi hoặc chích để trẻ không thấy đau đớn. Sau đó bác sĩ sẽ bơm nước sạch vào xi-lanh rồi xịt rửa vết thương.
- Khâu lại: bác sĩ sẽ cân nhắc và quyết định cách tốt nhất để khép miệng vết thương. Thông thường sẽ là khâu vết thương nhỏ lại và chỉ khâu sẽ được rút ra sau khoảng 1-2 tuần. Một cách điều trị mới được áp dụng gần đây cho những vết thương không quá sâu hay quá lớn là dùng keo dán sinh học. Keo này sẽ được bôi vào miệng vết thương để dán lại như keo dán thông thường.
Ưu điểm của cách điều trị này là giúp vết thương mau lành, không cần khâu và không để lại nhiều sẹo trên da. Không may là loại keo dán này không thể dùng cho mọi vết thương.
Tránh sẹo cho trẻ sau khi vết thương lành lại
Những cách sau đây có thể tránh sẹo:
- Che vết thương trong giai đoạn đầu để giúp vết thương mau kéo da non.
- Trong thời gian vết thương chưa lành hẳn, không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt tránh những trò chơi hay môn thể thao có va chạm để không làm tác động đến vết thương.
- Cho trẻ uống thuốc giảm đau có gốc acetaminophen hoặc ibuprofen để trẻ đỡ mệt mỏi và giúp vết thương mau lành.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Nhiều khóang chất, vitamin và vi chất có vai trò quan trọng trong quá trình hàn gắn vết thương.
- Luôn giữ bình tĩnh để không làm trẻ hoảng sợ! Và cũng đừng quên những nụ hôn âu yếm, tình yêu của bố mẹ có thể giúp trẻ mạnh mẽ hơn trong những lúc bị thương.
Nguồn giaoductretho.net