Các phương pháp điều trị bướu giáp nhân

Bướu giáp nhân là bệnh phổ biến hiện nay. Có trên 20% dân số có bướu giáp nhân. Vậy căn bệnh này có chữa được không?

Để hiểu rõ về căn bệnh trị bướu giáp nhân, chúng ta cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị cùng bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur!

Tìm hiểu về bệnh bướu giáp nhân

Tìm hiểu về bệnh bướu giáp nhân

Bướu giáp nhân là gì?

Bướu giáp nhân là tổn thương của tuyến giáp, có dạng khối. Bướu giáp nhân có thể lành tính hoặc ác tính. Bản chất của bướu giáp có thể là nang chứa dịch keo, hay khối u đặc lành tính hoặc khối ung thư. Nhân giáp có thể hoạt động mạnh, hoặc hoạt động kém, từ đó có thể ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

  • Đa số nhân giáp không gây triệu chứng khó chịu. Nhưng với thời gian, bướu giáp nhân có thể gây các biến chứng sau:
  • Chèn ép vùng cổ gây nuốt nghẹn, nói khàn, khó thở.
  • Chảy máu trong nhân giáp, nhiễm trùng nhân giáp.
  • Ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp.
  • Ung thư giáp.

Đây là một bệnh của mẹ khá phổ biến, vì vậy, bướu giáp nhân cần được theo dõi và điều trị sớm, tránh xảy ra các biến chứng.

Các phương pháp điều trị bướu giáp nhân

Mục đích điều trị là làm giảm kích thước của nhân giáp và đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bướu giáp là:

  • Điều trị bằng hor-môn tuyến giáp

Đây là phương pháp dùng hor-môn tuyến giáp tổng hợp để làm giảm kích thước tuyến giáp. Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ có nhân giáp nhỏ, hoặc những bệnh nhân ở địa phương thiếu I-od.

Chống chỉ định của phương pháp này là những người bị bướu giáp nhân ác tính, người bị cường giáp, người bị bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, đau thắt ngực, người bị loãng xương. Đối với những người bị bướu giáp do thiếu iod, sau 3 tháng điều trị, tuyến giáp có thể giảm 20-30% khối lượng. Thời gian điều trị phải kéo dài từ 1 năm trở lên mới đánh giá được thành công hay không.

  • Điều trị phẫu thuật bướu giáp nhân

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp nhân tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp), nhân tuyến giáp phát triển nhanh, nghi ngờ ác tính. Nhân tuyến giáp to gây biến chứng khó thở, nuốt nghẹn…Chảy máu trong nhân gây đau, nhân tuyến giáp gây mất thẩm mỹ, bệnh nhân có nguyện vọng cắt bỏ. Bệnh nhân có nhiều nguy cơ ung thư tuyến giáp như đã từng xạ trị vùng đầu mặt cổ, có người thân mắc ung thư tuyến giáp…

Biện pháp phẫu thuật: cắt gần hoàn toàn tuyến giáp qua đường mổ dưới cổ, hoặc mổ nội soi, mổ qua đường miệng. Nạo vét các hạch khu vực nếu nhân giáp ác tính. Phẫu thuật tuyến giáp không quá phức tạp, bệnh nhân có thể ra viện sau vài ngày nếu không có biến chứng.

Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật là: Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ. Nói khàn, khó thở do tổn thương dây thần kinh. Nhất là với những bệnh nhân mổ ung thư tuyến giáp.

Những phương pháp điều trị bệnh biếu giáp nhân

Những phương pháp điều trị bệnh biếu giáp nhân

  • Điều trị bằng xạ trị

Phương pháp điều trị bằng phóng xạ được chỉ định cho những trường hợp sau: Bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân bị tái phát sau phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng từ chối. Thuốc được dùng là đồng vị phóng xạ Iod. Sau thời gian điều trị từ 12- 24 tháng bằng 131I, khối lượng tuyến giáp có thể giảm được 35-55% đối với những nhân giáp nhỏ.

  • Tiêm cồn qua da

Phương pháp này sử dụng cồn tiêm vào nhân giáp để làm giảm khối lượng của nhân. Người bệnh không cần sử dụng hor-môn tuyến giáp và không cần phẫu thuật. Chỉ định của phương pháp tiêm cồn qua da là: những người bị bướu giáp nhân lành tính, nhân đặc, nang keo hoặc nhân hỗn hợp. Chống chỉ định của phương pháp này là những người bị nhân giáp ác tính. Có khoảng 1/20 bướu giáp nhân là ung thư giáp. Nếu bạn bị bướu giáp nhân, hãy tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và sàng lọc ung thư sớm. Đồng thời, hãy điều trị bướu giáp nhân sớm trước khi những biến chứng đáng tiếc xảy đến.

Hi vọng với những chia sẻ của bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về cách điều trị bướu giáp nhân.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội