Trẻ sơ sinh hay giật mình trong khi ngủ là do đâu?

Hiện tượng giật mình trong khi ngủ rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến cho các bậc phụ huynh hết sức lo lắng không biết có làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển của con trẻ hay không?

Trẻ sơ sinh giật mình trong khi ngủ

Trẻ sơ sinh giật mình trong khi ngủ

Giật mình trong khi ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ?

Hiện tượng trẻ sơ sinh giật mình trong khi đang ngủ khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh chưa có kinh nghiệm hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, cũng giống với những phản xạ khác nhau như phản xạ bú, phản xạ bước đi, phải xạ Babinski…. thì giật mình cũng là một trong những phản xạ bẩm sinh của trẻ, không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Giật mình thường diễn ra theo một quy trình như sau: Bé căng người, giơ hai tay bật lên và xòe ra ngoài, các ngón tay vốn thường nắm chặt cũng xòe ra, đầu gối co lên, sau đó bé kéo cánh tay và bàn tay đã nắm chặt thành nắm đấm về sát cơ thể mình. Đây là một phản ứng mang tính tự vệ giúp bé bảo vệ mình trước những mối đe dọa và cảm giác bất an. Giật mình chỉ xảy ra trong vài giây ngắn ngủi, nhưng lại có thể khiến bé thức giấc về đêm. Nhiều bé có thể ngủ lại ngay sau đó, tuy nhiên cũng có trẻ tỉnh giấc và quấy khóc, hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bé, làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân nặng và chiều cao.

Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc con cái, cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến trẻ thường giật mình trong khi ngủ, để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ giật mình trong khi ngủ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và rất dễ bị giật mình trong khi ngủ bởi những tác động như:

  • Tiếng ồn: đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giật mình trong khi ngủ của trẻ sơ sinh, những tiếng động như tiếng đóng, mở cửa, tiếng chuông điện thoại, tiếng chó sủa, tiếng nói chuyện của cha mẹ… rất dễ làm trẻ giật mình bởi vì trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ.
  • Gặp ác mộng: trong khi ngủ trẻ bị giật mình cũng có thể là do bé vừa gặp ác mộng hay cũng có thể chỉ là hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
  • Do trẻ tè dầm: đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ thức tình giấc, giật mình trong khi ngủ, trẻ cũng dễ bị giật mình khi bị thay đổi địa điểm ngủ do không quen.
  • Bé bị đói: đi ngủ trong tình trạng đói bụng sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc và hay bị giật mình trong lúc ngủ. Những nếu cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến bụng trẻ bị đầy hơi, trướng bụng, cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
  • Bé bị còi xương: Trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…khiến giấc ngủ của trẻ cũng bị suy giảm.

Bên cạnh đó trẻ bị viêm họng, viêm não, côn trùng cắn, thời tiết nóng bức, thiếu kẽm hoặc mắc phải một số chứng bệnh nào khác như viêm tai giữa, mắc chứng giun kim…cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh.

Khắc phục tình trạng giật mình khi ngủ cho trẻ như thế nào?

Để con có thể ngủ ngon hơn, không bị giật mình trong khi ngủ mẹ có thể áp dụng những bí quyết nuôi con khỏe như như dưới đây:

Bảo đảm trẻ được ăn đủ trước khi ngủ: Khi dạ dày được lấp đầy, trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn vì bé không bị cơn đói làm phiền. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ nên lượng sữa chứa được cũng ở mức hạn chế, mẹ nên chuẩn bị sẵn sữa cho trẻ để khi con thức giấc mẹ có thể cho con bú luôn mà không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Mẹ cần lưu ý không để bụng trẻ quá no hay quá đói trước khi ngủ.

Quấn chăn vào bụng trẻ: Quấn chăn mỏng quanh bụng sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, ấm áp như khi còn trong bụng mẹ và giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và đỡ bị giật mình. Không chỉ vậy, chăn còn giúp bé giữ ấm thân thể nhưng không quá bí bách nên giấc ngủ cũng sâu hơn. Nếu là mùa Hè thì mẹ chỉ nên dùng chăn mỏng, mùa Đông thì dùng chăn dày hơn bảo đảm con không bị nóng quá hay lạnh quá. Mẹ cũng cần phải kiểm tra tã cho bé trước khi ngủ để đảm bảo bé đi trong điều kiện khô ráo nhất. Nếu không bé rất có thể sẽ thức dậy đêm vì lạnh ướt, khó chịu và chắc chắn con của bạn sẽ không có một giấc ngủ ngon.

Ru trẻ ngủ bằng âm nhạc: Những lợi ích của âm nhạc mang lại với trẻ sơ sinh rất nhiều. Cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ kích thích đến thính giác, làm dịu đi tinh thần của bé. Tốt nhất, bạn nên dùng lời hát ru của mình để đưa vé vào giấc ngủ hoặc những loại nhạc có giai điệu chậm, nhẹ nhàng như nhạc cổ điển.

Việc này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ, chỉ cần nghe tiếng mẹ hát ru hay nghe nhạc là bé tự khắc biết đã đến giờ đi ngủ.

Bảo đảm nhiệt độ phòng: Nhiệt độ của phòng ngủ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của trẻ, mẹ không nên để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh, tốt nhất chỉ ở khoảng 27 độ C. Phòng ngủ của trẻ cũng cần phải được bảo đảm kín gió để tránh việc nhiễm lạnh. Nhiệt độ phòng quá nóng sẽ khiến bé nóng, ra mồ hôi, khó chịu và là bé ngủ không yên.

Bên cạnh đó, chỗ ngủ của trẻ phải khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp, ngột ngạt sẽ rất dễ làm các vi khuẩn sinh sôi có thể gây ngứa hoặc tệ hơn là một số loại bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ giật mình khi ngủ

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ giật mình khi ngủ

Không để bé ngủ nhiều vào ban ngày: Trẻ nhỏ ngủ rất nhiều, tuy nhiên mẹ cần để ý tới những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ làm cho trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.

Cho trẻ vận động nhiều hơn: Để con tham gia các hoạt động xã hội, trò chơi, vận động thể chất không chỉ giúp con hình thành những kỹ năng sống cần thiết, giúp phát triển thể chất, trí thông minh mà việc này cũng sẽ giúp bé mau biết kiểm soát cử động của mình, ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Nếu đã thử áp dụng tất cả những cách trên mà tình trạng này ở con vẫn không dứt, phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sỹ kiểm tra xem trẻ có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không và đưa ra cách điều trị thích hợp nhất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội