Hướng dẫn xử trí sốc phản vệ ở trẻ em
Sốc phản vệ ở trẻ em là một trong các tình huống cấp bách, cần được xử trí ngay, giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong ở trẻ bị sốc phản vệ.
- Những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nhất định phải dạy con
- Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
- Nguyên tắc trong việc lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ
Biểu hiện sốc phản vệ ở trẻ em
Sau đây là một số nguyên tắc và các bước cơ bản trong xử trí sốc phản vệ ở trẻ được chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ như sau:
Nguyên tắc xử trí sốc phản vệ ở trẻ em
- Nguyên tắc 1: Khẩn cấp, tại chỗ và sử dụng ngay Adrenalin.
- Nguyên tắc 2: Adrenalin sử dụng ngay càng sớm càng tốt vì thay đổi ngay một số dấu hiệu nặng do sốc phản vệ gây ra như co thắt phế quản và giảm huyết áp do Adrenalin làm tăng cAMP trong tế bào mast và basephil sẽ ức chế giải phóng một số chất trung gian hoá học.
- Nguyên tắc 3: Adrenalin còn kích thích trên hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng co bóp cơ tim tăng sức cản mạch ngoại vi, làm tăng huyết áp, tăng tưới máu một số cơ quan.
Xử trí ban đầu sốc phản vệ ở trẻ em
- Đặt trẻ nằm tại chỗ, đầu thấp, ủ ấm, nằm nghiêng khi có nôn, đo huyết áp 10 phút/lần.
- Ngừng ngay tiếp xúc dị nguyên (thuốc điều trị bệnh lý trẻ khi đang tiêm, uống …).
- Duy trì đường thở: tư thế đường thở mở, hút đờm dãi và thở oxy.
- Trường hợp tắc nghẽn đường thở nặng trẻ tím nhiều: đặt nội khí quản hô hấp hỗ trợ.
- Epinephrine: tiêm bắp Adrenalin 1/1000 (0,01 mg/kg), 0,01 ml/kg, hoặc ở trẻ em không biết cân nặng Adrenalin 1‰ 0,3 ml.
+ Tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ.
+ Có thể nhắc lại 5 – 10 phút liều như trên cho đến khi huyết áp của trẻ trở lại bình thường.
Chú ý trong quá trình xử trí sốc phản vệ ở trẻ em
Tiêm bắp cơ lớn (mặt trước đùi) thuốc hấp thu và đạt nồng độ cao hơn so tiêm cơ nhỏ hoặc tiêm dưới da.
Không sử dụng tiêm trực tiếp tĩnh mạch, trừ trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn vì có thể gây loạn nhịp.
Trường hợp huyết áp hạ hoặc không đáp ứng liều ban đầu: Adrenalin 1/10.000 tiêm tĩnh mạch liều 0,1 mg/Kg (0,1 ml/Kg) hoặc truyền Adrenalin tĩnh mạch.
Adrenalin 1/10.000 tiêm tĩnh mạch
Truyền Adrenalin tĩnh mạch liều bắt đầu 0,1 μg/kg/ph tăng dần đến khi đạt hiệu quả, tối đa 0,5 μg/kg/ph. Có thể kết hợp với Dopamin liều bắt đầu 0,3 μg/kg/ph tăng liều dần mỗi 10 – 15 phút đến khi đạt hiệu quả, tối đa 10 μg/kg/ph. Trẻ phải được theo dõi sát và monitor điện tim khi truyền Adrenalin để phát hiện và xử trí kịp thời rối loạn nhịp tim.
Truyền Lactate Ringer hoặc Normal Saline 20 ml/kg/giờ sau đó trường hợp huyết động học cải thiện tốt, giảm liều Lactate Ringer còn 10 ml/kg/giờ. (nên truyền trong 1 giờ thay vì bơm tĩnh mạch dễ nguy cơ phù phổi.
- Đo và theo dõi CVP.
- Trường hợp còn sốc sau Normal saline/ Lactate Ringer 20 ml/kg/giờ.
- Đo huyết áp xâm lấn.
- Truyền dung dịch cao phân tử (Haesteril 6% 200/0,5 hoặc Dextran 70) 10 – 20 ml/kg/giờ và điều chỉnh tốc độ truyền theo CVP. Trong trường hợp sốc nặng tổng thể tích dịch có thể đến 60 – 80 ml/kg.
- Phối hợp truyền Adrenalin và Dopamin.
- Theo dõi sát CVP vì biến chứng phù phổi rất thường gặp khi trẻ hết giai đoạn dãn mạch.
Một số biện pháp khác có thể áp dụng trong xử trí sốc phản vệ ở trẻ em
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ để có những xử trí kịp thời. Khi đến nơi sơ cứu cần tuỳ theo điều kiện trang thiết bị và trình độ chuyên môn có thể áp dụng một số biện pháp sau.
Chống suy hô hấp
- Làm thông đường thở, thở O2, thổi ngạt.
- Đặt nội khí quản bóp bóng oxy, thông khí nhân tạo.
- Mở khí quản trường hợp có phù thanh môn.
- Truyền tĩnh mạch: Aminophylin 1mg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,2 mcg / kg /phút. Có thể sử dụng terbutalin 0,2 ml/10 kg tiêm dưới da, nhắc lại sau 6 – 8 giờ trường hợp không đỡ khó thở hoặc xịt họng terbutalin/hoặc salbutmol 2,5mg – 5 mg/lần x 4 – 5 lần/ngày.
Chống suy tuần hoàn
- Thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch: 1 đường truyền dịch điện giải, duy trì tiền gánh, 1 đường truyền thuốc vận mạch.
- Truyền Adrenalin duy trì huyết áp: liều khởi đầu 0,1 mcg/kg/phút điều chỉnh theo huyết áp, liều tối đa 2 mcg/kg/phút.
Chống suy tuần hoàn bằng đường truyền tĩnh mạch
Một số thuốc khác
- Methylprednisolon 1 – 2 mg/kg/ lần tĩnh mạch khoảng 4h hoặc tiêm bắp.
- Hydrocortison hemisuccinat 5 mg/kg/giờ tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tại tuyến cơ sở có thể liều cao hơn trường hợp sốc nặng.
- Diphenylhydramin 1- 2 mg/kg/lần tĩnh mạch hoặc prometazin 1 mg/kg/lần tiêm bắp khoảng 6 – 8 giờ.
- Ranitidin 1- 2 mg/kg/lần khoảng 6 – 8 giờ trong sốc nặng hoặc tĩnh mạch.
Giám sát: mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, ý thức, bài niệu, 30 phút – 1 giờ/1 lần.
Xử trí phối hợp và theo dõi
- Theo dõi ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định: giám sát: mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, ý thức, bài niệu, 30 phút – 1 giờ/1 lần.
- Trường hợp huyết áp không ổn định có thể sử dụng dung dịch cao phân tử: plasma, Human albumin, phối hợp thuốc vận mạch.
- Điều dưỡng/người sơ cứu trực tiếp có thể tiêm Adrenalin theo phác đồ trên khi bác sỹ chưa kịp có mặt.
- Hỏi kỹ tiền sử dị ứng, trang bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ là rất cần thiết có tính pháp qui.
Nguồn: Giáo dục trẻ thơ tổng hợp và biên tập từ kcb.vn (cục khám chữa bệnh – Hướng dẫn sơ cứu)