Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
Nhận biết được những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm có hướng phòng ngừa, điều trị kịp thời.
- Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh sởi
- Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách?
- Hướng dẫn mẹ trẻ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Triệu chứng của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón là một căn bệnh của con thường gặp hiện nay, đây là một hiện tượng chậm đi đại tiện. Khi thấy trẻ sơ sinh không đi đại tiện trong 5-6 ngày hoặc khi đi ngoài phân khô rắn, trẻ có biểu hiện đau đớn, quấy khóc thì có thể đây là dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh.
Thông thường, đối với trẻ sơ sinh, người lớn thường dựa vào trạng thái phân của trẻ để nhận biết chứ không phải căn cứ vào tần suất đi đại tiện của trẻ để cho rằng con mình bị táo bón. Trẻ sơ sinh được coi là bị táo bón nếu đại tiện ra phân cứng, khuôn nhỏ như phân dê, hoặc nếu phân rất lớn, chắc và khó tống ra ngoài. Một số người sẽ coi trẻ bị táo bón khi phân của trẻ cứng và nếu trẻ phải rặn mới đi ngoài được. Tuy nhiên việc phải rặn để tống phân mềm ra ngoài không phải là dấu hiệu của chứng táo bón. Vậy xác định việc trẻ bị táo bón như thế nào?
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải thích, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn (chỉ bú mẹ cho đến khi 6 tháng tuổi) hiếm khi bị táo bón, vì sữa mẹ được tiêu hóa rất tốt mà không có nhiều chất cặn còn lại để tạo thành phân. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường đi đại tiện thường xuyên khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày, sau đó trẻ sẽ bắt đầu đi ít hơn. Thậm chí, một vài trẻ bú sữa mẹ chỉ đại tiện 1 lần trong vòng 1-2 tuần. Ở những trẻ này, miễn là phân có nước hoặc mềm, thì trẻ sẽ được coi là bình thường và không bị táo bón. Đối với những trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn, như ngũ cốc, tần suất đi đại tiện của trẻ có thể sẽ thay đổi. Vào thời điểm đó, trẻ sẽ đi đại tiện thường xuyên hơn và có thể phân sẽ cứng hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Nếu trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn ít khi bị táo bón. Tuy nhiên, khi thấy phân của trẻ sơ sinh khô, cứng… mẹ hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Một số yếu tố được xác định gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón như do uống sữa công thức không phù hợp, bé bắt đầu ăn dặm, ngũ cốc có thể là thủ phạm gây táo bón ở trẻ do có lượng chất xơ thấp. Mặt khác, mất nước cũng là nguyên nhân gây táo bón, do đó bạn nên cho bé uống nhiều nước, có thể giúp cải thiện tình hình. Hoặc có thể mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi đi vào cơ thể bé gây ra táo bón. Ngoài ra, nếu bé dùng kháng sinh, không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nên mẹ cần xác định được nguyên nhân, sau đó đi khám các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị bệnh kịp thời, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Đông, Tây y một cách bừa bãi để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: giaoductretho.net