Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ em
Tình trạng nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tiến triển nặng khi không được phát hiện và có thể xảy ra những bệnh lý nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời.
- Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh sởi
- Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách?
- Hướng dẫn mẹ trẻ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Các yếu tố gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh của trẻ thường gặp, theo đó nguy cơ gây bệnh đa phần do những can thiệp từ bên ngoài không đảm bảo hoặc đưa vi khuẩn gây bệnh cho trẻ: thủ thuật thông tiểu là một yếu tố nguy cơ gây bệnh được nhắc đến nhiều nhất, thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn hay đặt sonde tiểu lâu ngày dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu rất cao. Ở trẻ nhũ nhi, vi khuẩn từ tã lót của trẻ có thể đi vào đường niệu gây bệnh, hoặc quá trình vệ sinh phân của trẻ mẹ sơ ý để vi khuẩn từ phân có cơ hội tiếp xúc với đường niệu của trẻ. Trẻ có những dị tật đường tiết niệu đặc biệt là bệnh lý trào ngược bàng quang niệu quản bẩm sinh. Trẻ nam có hẹp bao quy đầu hoặc hẹp niệu đạo bẩm sinh ở cả hai giới là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh.
Các dấu hiệu bệnh ở trẻ rất đa dạng từ các triệu chứng lâm sàng đến các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết. Trẻ nhũ nhi nghĩ đến nhiễm khuẩn tiết niệu khi con có các dấu hiệu như sốt cao không rõ nguyên nhân, không kèm theo các dấu hiệu khác. Trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như: biếng ăn, bỏ bú, nôn ói, tiêu chảy, sút cân. Đối với các lứa tuổi khác tình trạng nhiễm trùng có thể không có triệu chứng hoặc dấu hiệu mờ nhạt không đặc trưng, đặc biệt tình trạng tái phát sau điều trị các dấu hiệu càng khó nhận định. Các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện có thể xuất hiện ở trẻ như: đái khó, đái buốt, đi tiểu phải rặn, đái nhiều về đêm, nước tiểu đục, có mùi bất thường. Một số trẻ la hét hoảng hốt khi đi tiểu, để ý thấy trẻ lấy tay luôn khai do trẻ luôn nắm hoặc kéo dương vật khi đi tiểu. Nhiều trẻ xuất hiện đau hạ vị, đau mỏi thắt lưng, đau âm ỉ kèm theo sốt
Bệnh lý nhiễm khuẩn nhiều diễn biến phức tạp nếu không được điều trị triệt để dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hoại tử ống thận, bể thận. Biến chứng gặp trên bệnh nhân có thể là thận ứ mủ, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, nặng có thể gây suy thận, sẹo thận.
Chăm sóc và phòng bệnh nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ
Chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ
Vì là một căn bệnh nguy hiểm nên mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý ở trẻ để đưa con đến viện thăm khám và điều trị, chủ yếu điều trị bệnh bằng kháng sinh. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ10-15 ngày. Cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, vitamin và khoáng để đảm bảo sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Mặt khác, mẹ cũng nên dặn trẻ không được nhịn tiểu và vệ sinh tiết niệu sạch sẽ sau khi đi tiểu. Để phòng bệnh cho trẻ cha mẹ cần chú ý quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân và những thói quen sinh hoạt thường ngày của trẻ. Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh thay tã cho trẻ ngay khi bị bẩn, cần chú ý xem có cặn trắng ở bỉm không, trẻ nam sau khi đi vệ sinh cần được hướng dẫn vệ sinh bao quy đầu tránh đọng cặn nước tiểu dẫn đến nhiễm khuẩn. Cha mẹ hướng dẫn trẻ thói quen ăn uống tốt, ăn nhiều hoa quả để tăng lượng nước giúp tăng hoạt động lọc của thận, đào thải chất độc và hệ bài tiết của trẻ được hoàn thiện hơn, không nhịn tiểu và vệ sinh đúng cách sau đi vệ sinh.
Theo một số kinh nghiệm chăm sóc con của các mẹ Việt, khi phát hiện trẻ có bất thường về giải phẫu tiết niệu cần nhanh chóng đưa đi khám để giải quyết sớm những bất thường này, khôi phục lại chức năng sinh lý, chống nhiễm khuẩn tiết niệu do ứ trệ dòng chảy.
Nguồn: giaoductretho.net