Trước khi cho con ăn dặm truyền thống thì mẹ cần học hỏi điều gì?

Để bước đầu giúp con trẻ có thể ăn dặm truyền thống một cách thành công thì các mẹ trẻ nên dành thời gian tìm hiểu về phương pháp cũng như cách thực hiện sao cho chuẩn nhất.

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp như thế nào?

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp như thế nào?

Trong độ tuổi con đang lớn từ 4 đến 6 tháng tuổi bé có thể bắt đầu ăn dặm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh các phương pháp ăn dặm mới như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm Baby Lead Weaning (BLW) thì ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều mẹ Việt tin tưởng và áp dụng. Vậy để phương pháp ăn dặm này thành công thì mẹ cần tìm hiểu những thông tin gì?

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp như thế nào?

Ăn dặm truyền thống là một phương pháp ăn dặm lâu đời và phổ biến ở Việt Nam nước ta. Theo đó, khi bé đến giai đoạn ăn dặm mẹ sẽ nấu bột với rau, củ, thịt, cá xay nhuyễn để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho trẻ, thông thường phương pháp này sẽ cung cấp cho bé nhiều chất đạm, chất béo, khi bé bắt đầu mọc răng thì sẽ chuyển sang chế độ ăn cháo. Phương pháp ăn dặm truyền thống này cũng có ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Bé tăng cân tốt do ăn với số lượng nhiều ngay khi tập ăn.
  • Ăn dặm truyền thống đơn giản và dễ chuẩn bị, phù hợp cho các mẹ bận rộn.
  • Bé ăn các loại thức ăn xay nhuyễn nên không gây hại cho hệ tiêu hoá.
  • Dễ được gia đình ủng hộ.

Nhược điểm:

Bé không được tập ăn thức ăn thô để học nhai và nuốt, vì vậy có thể đến 2 tuổi mẹ vẫn phải nhai cơm cho bé. Ngoài ra, khi nấu chung các nguyên liệu với nhau, bé sẽ khó cảm nhận mùi vị thức ăn, vì vậy bé cảm thấy chán ăn, biếng ăn và kén chọn đồ ăn khi con từ 1 đến 3 tuổi.

Phương pháp thực hiện cách ăn dặm truyền thống

Phương pháp thực hiện cách ăn dặm truyền thống

Phương pháp thực hiện cách ăn dặm truyền thống

Để đảm bảo sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng cho con thì mẹ có thể chia thành các giai đoạn cụ thể nhau sau:

Giai đoạn 1: Bé làm quen với thức ăn

Trong giai đoạn này, các loại thức ăn được ninh kỹ và lọc qua rây để được hỗn hợp mềm mịn. Mẹ có thể cho bé ăn các món bột nấu với thịt lợn, gà, bò… Ở giai đoạn đầu, bé ăn khoảng 150-200ml/lần. Sau đó mẹ cho bé ăn tăng dần lên 300-400ml/lần nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé.

Giai đoạn 2: Từ 7 đến 9 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ cho bé ăn 1 bữa cháo và 2 bữa bột 1 ngày, cháo mẹ nấu vừa phải rồi dùng đũa đánh nhuyễn cháo. Từ 7 tháng, mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé ăn thêm cua, cá để bổ sung chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn này bé có thể mọc răng nên biếng ăn, mẹ không nên ép bé ăn nếu bé không muốn.

Giai đoạn 3: Từ 9 đến 12 tháng

Trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ngồi ăn cùng gia đình, mẹ có thể thay bột bằng cháo hạt, các loại thức ăn thì vẫn xay nhuyễn để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa cho con.

Giai đoạn 4: Trên 1 tuổi

Khác với giai đoạn con dưới 1 tuổi, khi con trên 1 tuổi chúng đã có thể ăn hầu hết các thực phẩm như người lớn. Vì thế, mẹ nên chuyển từ thực phẩm xay mịn sang năm, tăng dần độ thô để bé tập kỹ năng nhai, nuốt.

Theo các bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, mẹ có thể kết hợp phương pháp ăn dặm truyền thống với ăn dặm kiểu Nhật để thay đổi khẩu vị của trẻ. Ngoài ra mẹ có thể thay đổi các món ăn như: Cháo bột khoai lang thịt gà, cháo bột bí xanh thịt lợn, bơ trộn sữa, chuối trộn sữa hoặc tham khảo các thực đơn ăn dặm để đảm bảo quá trình nuôi con khỏe luôn diễn ra thuận lợi.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội