Tổng quan về bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Chúng ta có thật sự quan tâm đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em?Trẻ nhỏ có nguy cơ cao thiếu sắt không? Trẻ nhỏ có cần được bổ sung sắt hay không?Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Bệnh ho ở trẻ em có phải là môt bệnh lý nguy hiểm không?
- Chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng trò chuyện với các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Những triệu chứng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt
Hỏi: Thưa bác sĩ, bình thường thì cơ thể được cung cấp sắt từ những nguồn nào ạ?
Trả lời:
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sắt. Sắt là một khoáng chất trong cơ thể, là chất dinh dưỡng thiết yếu của con người. Phân bố sắt trong cơ thể chủ yếu là trong Hemoglobin chiếm hơn 50%, là nguyên liệu tạo ra hồng cầu với vai trò mang oxy từ phổi đến các mô để nuôi khắp cơ thể. Nếu cơ thể của chúng ta không có đủ sắt, cơ thể ko thể tạo được hồng cầu, lúc đó chúng ta sẽ bị thiếu máu.
Sắt trong cơ thể của chúng ta được cung cấp chủ yếu từ thức ăn, 10% sắt ăn vào được hấp thu ở tá tràng. Sau đó sắt nhờ một chất người ta gọi là transferrin vận chuyển đi đến các mô cần sử dụng sắt và lượng sắt dư thừa được dự trữ dưới dạng Ferritine và hemosiderin tại gan. Do đó với nhu cầu trung bình ở trẻ em là 1.5 —> 2 mg/ ngày, thì sắt được cung cấp qua thức ăn có thể là đủ rồi. Chỉ cần bổ sung thêm sắt khi thực sự thiếu thôi. Vậy hãy xem nguyên nhân gây thiếu sắt là gì?
- Giảm cung cấp sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày
- Giảm hấp thu sắt do tổn thương tại tá tràng
- Xuất huyết rỉ rả kéo dài do viêm loét hoặc nhiễm giun móc
- Do sắt không vào được tủy xương. Tuỷ xương là loại mô ở giữa hầu hết các xương, là nơi sản xuất ra các loại tế bào gốc.
Và nếu như không cung cấp đủ chất sắt thì sẽ không có hồng cầu và lúc đó chúng ta sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Để chẩn đoán chính xác chúng ta cần thử máu và chú ý đến chỉ số Hb g/l và Ferritin.
Dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em
Hỏi: Thưa bác sĩ, thiếu máu thiếu sắt có những triệu chứng gì ạ?
Trả lời:
Tiêu chuẩn thiếu máu thiếu sắt như sau:
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có 2 tiêu chuẩn
- Ferritin < 12 microgram/L
- Hemoglobin < 11 gam/dL
Đối với trẻ từ 5 tuổi đến 12 tuổi có 2 tiêu chuẩn
- Ferritin <15 microgram/L
- Hemoglobin <11.5 gam/dL
Triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt sẽ xuất hiện từ từ, phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của trẻ:
- Thường hay xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi
- Trẻ chậm lớn
- Biếng ăn, không tập trung, hay quên
- Chậm biết lật, biết ngồi, biết bò
- Da xanh, niêm nhợt, lòng bàn tay nhợt
Nếu tình trạng thiếu máu nặng kéo dài có thể gây triệu chứng kém nuôi dưỡng như:
- Tóc dễ gãy rụng, bạc màu
- Móng tay, chân dẹt lõm, mất bóng
- Xương dễ gãy, đau nhức
- Nặng nữa có thể gây ra suy tim
Hướng điều trị và cách phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể điều trị thiếu máu thiếu sắt không ạ?
Trả lời:
Cần được tư vấn điều trị bởi các bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ phối hợp điều trị bổ sung sắt và vitamin C. Và phải theo dõi ít nhất mỗi tháng trong vòng 3 tháng đầu để đánh giá đáp ứng điều trị.
- Thuốc sắt sẽ có dạng siro hoặc dạng viên, uống từ 2 – 3 lần một ngày. Thường sẽ uống liên tục từ 1- 3 tháng. Mỗi tháng đều phải xét nghiệm kiểm tra xem đáp ứng điều trị như thế nào.
- Vitamin C là cần thiết cho sự hấp thu sắt do đó khi bổ sung sắt cần phải bổ sung kèm theo vitamin C. Có thể bổ sung bằng các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, ổi, bưởi, quýt, cà chua, …
Khi dùng sắt dạng uống có thể gây kích ứng dạ dày, đau bụng kèm theo buồn nôn và nôn mửa. Những tác dụng phụ gây kích ứng này thường do lượng sắt nguyên tố uống vào hơn là do dạng bào chế sử dụng. Những tác dụng phụ khác có thể là tiêu chảy hoặc đôi khi là táo bón. Có thể làm giảm tác dụng phụ bằng cách uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn hoặc khởi đầu dùng thuốc với liều thấp và tăng liều dần dần. Ngoài ra sắt còn có thể làm răng đổi màu tạm thời hoặc xuất hiện phân sẫm màu. Hãy nhớ thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật
Hỏi: Thưa bác sĩ, cách phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt như thế nào ạ?
Trả lời:
Có thể giúp bé phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt như sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú tới năm 1 tuổi. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn so với sắt bổ sung trong các sản phẩm bổ sung khác. Nếu như bạn không thể cho con bú thì có thể sử dụng sản phẩm bổ sung sắt để thay thế. Bạn cũng nên nhớ rằng sữa bò thông thường không phải là nguồn thực phẩm giàu chất sắt.
- Có một chế độ dinh dưỡng cân bằng: khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, hãy bổ sung thêm sắt vào bữa ăn của trẻ như là sử dụng các sản phẩm ngũ cốc có tăng cường thêm sắt. Đối với trẻ lớn, nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm các loại thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu đỗ và các loại rau có lá màu xanh sẫm.
- Làm tăng khả năng hấp thu sắt: vitamin C có thể giúp làm tăng hấp thu sắt. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, cà chua, …
- Sử dụng những sản phẩm giúp bổ sung sắt: Nếu trẻ bị sinh non hay nhẹ cân khi mới sinh hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn đang bú mẹ nhưng không được ăn bổ sung thực phẩm giàu sắt, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ về nguồn sắt bổ sung cho bé.
Bác sĩ chuyên gia giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM khuyến cáo, một số trẻ nếu mắc các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt, bị giun móc gây mất máu âm ỉ… Cần điều trị các bệnh này để ngăn ngừa thiếu máu kéo dài và tái diễn.
Nguồn: giaoductretho.net