Tổng hợp 5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và cách chăm sóc

Làn da trẻ em rất nhạy cảm nên dễ bị các yếu tố xung quanh từ môi trường tác động gây nên các bệnh ngoài da. Vậy nên, bậc phụ huynh cần chú ý các bệnh về da thường gặp để bảo vệ và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Đối tượng trẻ em với làn da còn non nớt (hay còn gọi nhạy cảm) cùng với một số yếu tố tác động từ môi trường xung quanh ảnh hưởng tới đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ngoài da ở trẻ em. Vì thế, bậc cha mẹ hãy tìm hiểu các bệnh của con và cẩn trọng để có cách chăm sóc làn da trẻ được bảo vệ tốt nhất cho trẻ.

Bài viết dưới đây là tổng hợp 5 bệnh ngoài da thường mắc phải ở trẻ em và các bác sĩ, dược sĩ – giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ cách chăm sóc đối với một số trường hợp bệnh.

1. Bệnh lở chốc

Biểu hiện: Khi mắc bệnh chốc lở, phát hiện đầu tiên da bị mẩn đỏ, tiếp sau đó là các vết đốm da rộp đầy mủ, rồi vỡ ra theo từng mảng rỉ nước màu vàng. Khi khô lại sẽ thành một lớp sừng vàng cứng. Bệnh này lây lan rất nhanh nếu không điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc:

  • Đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được kê thuốc bôi kem/thuốc kháng sinh và đồ băng bó.
  • Vệ sinh sạch vùng da đóng lớp sừng cứng với nước ấm và thấm khô.
  • Dùng khăn mặt và khăn tắm “loại sử dụng 1 lần rồi vứt” để không lây bệnh.
  • Nhằm chống lây lan bệnh chốc lỡ vậy nên cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn.

2. Bệnh Ung nhọt

Dấu hiệu: Ung nhọt ở trẻ là bệnh ngoài da do nang lông bị nhiễm trùng. Ban đầu, da sẽ đỏ và sưng lên. Khi mủ vàng đóng dưới da khiến chỗ sưng lớn lên. Do các nang lông nằm sát nhau nên ung nhọt đó có thể lan rộng ra chỗ khác.

Cách chăm sóc:

  • Đưa trẻ đến khám bác sĩ khi phát hiện một trong những dấu hiệu sau: Ung nhọt mọc nhiều, có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nhọt đau nhiều, sau 2 đến 3 ngày nhọt không vỡ ra.
  • Trường hợp ung nhọt nhẹ có thể sử dụng cồn 70 đến 90 độ hay thuốc sát trùng bôi nhẹ vào vùng có nhọt và băng kín bằng một miếng bông gạc y tế.
  • Không được cố làm vỡ các chỗ nhọt sưng ra, vì sẽ đau rát và dễ nhiễm trùng lây rộng.

3. Bệnh eczema hay còn gọi là chàm ở trẻ em

Dấu hiệu: Những vùng da bị chàm eczema dị ứng sẽ thấy bị trầy, khô, bung vẩy, đỏ và ngứa. Những chỗ da rộp có thể rộp nhỏ trắng như hạt gạo, nếu chạm gãi vỡ ra thì dịch nước vàng rỉ ra. Khi ngứa sẽ khiến trẻ em cào xước và mất ngủ trầm trọng. Nguyên nhân gây nên bệnh Eczema này là do gen di truyền, bị kích ứng khi thời tiết quá nóng hoặc lạnh, một số tác nhân gây dị ứng như xà phòng, quần áo bằng len.

Chàm trẻ em

Cách chăm sóc:

  • Đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ (có thể kê toa kem chống viêm và thuốc kháng histamin).
  • Tìm hiểu và hiểu rõ nguyên nhân chứng bệnh ngoài da eczema (bác sĩ tư vấn): chó, mèo, xà phòng, thức ăn…để phòng tránh cho trẻ tiếp xúc.
  • Bôi kem làm mềm da cho trẻ và bấm móng tay thật ngắn để trẻ không cào làm làn da tổn thương.
  • Mặc cho trẻ quần áo bằng cotton, không cho bé mặc đồ len.
  • Đảm bảo quần áo trẻ phải được xả nước kỹ và sạch để không còn bột giặt hay nước xả vải bám lại.
  • Không tiếp xúc nước, tránh sử dụng xà bông nếu bắt buộc phải tắm nên thêm thuốc bôi dạng dịch lỏng sệt (Cataphil) vào bồn tắm.

4. Bệnh viêm ngoài da

Dấu hiệu: Trẻ bị viêm da thường xuất hiện triệu chứng là phát ban đỏ mảng, ngứa và tróc vẩy, đôi khi rộp. Nguyên nhân là do tiếp xúc với chất gây dị ứng (xà phòng, chất tẩy rửa), do căng thẳng, nhạy cảm ánh sáng.

Cách chăm sóc:

  • Vùng da bị viêm cần sạch sẽ, không cào và không được tiếp xúc với xà bông và thuốc tẩy rửa.
  • Nếu tình trạng viêm da quá nặng, bác sĩ có thể kê toa loại kem có steroid (kháng viêm) nhẹ.

5. Bệnh rôm sẩy

Đấu hiệu: Ở những vùng cơ thể dễ bị nóng và có nhiều tuyến mồ hôi (cổ, mặt, nơi có nếp gấp như bẹn, khuỷu tay, nách và phía sau đầu gối) thường sẽ xuất hiện nhiều nốt đỏ nhỏ và cứng phát ban đỏ thành mảng. Thời tiết nóng bức trẻ thấy ngứa ngáy, mồ hôi tiết ra nhiều. Bệnh ngoài da này nguyên nhân chính là do tuyến mồ hôi của trẻ bị bít kín làm tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.

Rôm sẩy ở trẻ

Cách chăm sóc:

  • Giữ nhiệt độ trong phòng đừng cao quá, mở hé cửa sổ để không khí lưu thông.
  • Không nên mặc quần áo nhiều hay quấn nhiều tã cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
  • Cho trẻ uống nước nhiều, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt
  • Tắm bé bằng nước ấm, nước khổ qua và lâu khô, để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, bôi bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

Qua bài viết tổng hợp 5 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế lời khuyên của các dược sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM. Vậy nên khi bệnh nặng nên đưa trẻ đi bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Nguồn: giaoductretho.net Tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội