Tố cáo những nguyên nhân từ bố mẹ khiến trẻ lười ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn nhưng không ít phần trăm nguyên nhân đó xuất phát từ chính thói quen của những người làm cha, làm mẹ.

Tố cáo những nguyên nhân từ bố mẹ khiến trẻ lười ăn

Tố cáo những nguyên nhân từ bố mẹ khiến trẻ lười ăn

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng trẻ biếng ăn đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do nhận thức của đứa trẻ đó mà không biết rất nhiều nguyên nhân từ chính bản thân mình. Vì thế hôm nay các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ chỉ ra một số nguyên nhân xuất phát từ bố mẹ khiến trẻ lười ăn, bỏ bữa.

Tố cáo những nguyên nhân từ bố mẹ khiến trẻ lười ăn

Trong quá trình nuôi con khỏe, có lẽ việc đau đầu nhất của cha mẹ là trẻ biếng ăn, không chịu lớn, vậy mẹ có bao giờ nghĩ nguyên nhân lại xuất phát từ chính thói quen cho con ăn hằng ngày của mình.

Thời gian ăn liền nhau

Trẻ mới bắt đầu ăn dặm, nhiều các bậc cha mẹ tăng lên 2 bữa ăn dặm bột cháo liền nhau, bữa ăn dặm ngay sát bữa sữa chính khiến trẻ vẫn còn no và không muốn ăn.

Lựa chọn thực phẩm không phù hợp

Rất nhiều bà mẹ trẻ thích cập nhật kiến thức mới nước ngoài về các phương pháp ăn dặm cho con như ăn dặm kiểu Nhật. Theo đó việc áp dụng các phương pháp ăn uống từ nước ngoài mà chưa được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sẽ dẫn đến những hệ lụy như nội dung không thực tế. Ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu dạng thực phẩm luộc hấp, thiếu hẳn chất béo, dầu mỡ giàu năng lượng, có thể không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của nhiều trẻ.

Ngược lại, cũng có nhiều cha mẹ áp dụng thức ăn truyền thống thiếu năng lượng khiến trẻ yếu, chậm lên cân. Thậm chí, có cha mẹ cho trẻ ăn quá ít đạm, có trường hợp chỉ dùng đạm thực vật (đậu phụ) hoặc chỉ dùng nước (nước xương), không ăn cái, ăn bã, làm lượng ăn của trẻ rất ít, làm trẻ thiếu năng lượng và thiếu chất, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc không quan tâm đến ngoại cảnh, khiến trẻ chậm các giác quan, chậm phát triển thể chất trong giai đoạn con dưới 1 tuổi.

Cách cho trẻ ăn không phù hợp

Nhiều gia đình khi thấy trẻ biếng ăn thường quát tháo, dọa nạt khiến trẻ cảm thấy, sợ hãi, căng thẳng mệt mỏi, cảm giác như mỗi bữa ăn trở thành một cực hình. Nhiều trẻ bị các bệnh cấp tính như viêm họng, mọc răng có thể lười ăn hơn so với lúc bình thường, lúc này cha mẹ thường không kiên trì mà lại hay cáu khiến trẻ càng thêm sợ hãi.

Các nguyên nhân kể trên đều xuất phát nguyên nhân từ những người làm cha mẹ, vì thế thay vì cách quát mắng, dọa nạt thì mẹ nên tôn trọng ý kiến của con, lựa chọn những thực phẩm con thích, thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày và tham khảo nhiều các cách cho con ăn để con không cảm thấy mỗi bữa cơm là một cực hình.

Khắc phục những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn

Khắc phục những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn

Khắc phục những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn

Để trẻ “thích thú” với bữa ăn, cô Lâm Thị Nhung – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bố mẹ  phải quản lý thời gian ăn của trẻ tốt: bữa ăn đặc và loãng xen kẽ, tránh xếp 2 bữa chính gần nhau, phải khống chế bữa ăn, không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu con ăn quá ít, đẩy bữa sau lên sớm hơn. Chúng ta phải cho trẻ ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, ăn đủ chất, ăn lượng đủ, đồng thời phải chọn thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng và phải tự tay nấu cho trẻ ăn.

Nếu ăn bột cháo theo kiểu Nhật phải tra thêm dầu mỡ, đạm động vật. Với cá đồ ăn chế biến ăn, đồ ăn liền trẻ cũng dễ suy dinh dưỡng, dù ngon nhưng năng lượng chưa đủ cho độ tuổi của trẻ. Mặt khác, trong các bữa ăn mẹ nên tạo sự thích thú ăn cho trẻ. Sửa soạn bàn ăn gia đình, nơi ăn thoải mái. Tạo thói quen cho trẻ ngay từ đầu khi ăn dặm phải ăn nghiêm túc, ngồi vào bàn ăn, tránh cho trẻ chạy chơi. Tránh việc xao lãng trong bữa ăn: như vừa ăn vừa xem TV, điện thoại thông minh, gây ra rối loạn hành vi ăn uống ở trẻ. Bởi như vậy nó liên quan đến thần kinh tạo ra thói quen không tốt cho hành vi ăn uống trong cả cuộc đời sau này.

Cuối cùng, cha mẹ nên đa dạng thức ăn, cho trẻ tiếp xúc với thức ăn mới. Nhiều cha mẹ thấy con lười ăn nên lại ngại cho trẻ tiếp xúc đồ ăn mới. Chúng ta nên tập bài bản, thức ăn mới nên đưa dần dần từ từ, không đưa cùng lúc nhiều quá. Chúng ta chia ra thức ăn riêng rẽ khác nhau, bày kích thích thị giác giúp trẻ hào hứng ăn.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội