Sốc nhiễm khuẩn: căn bệnh chuẩn đoán khó, có nguy cơ tủ vong cao

Sốc nhiễm khuẩn là hội chứng lâm sàng nặng, có biểu hiện đa dạng, rất khó để chẩn đoán. Bệnh điều trị không hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Sốc nhiễm khuẩn là gì?

Sốc nhiễm khuẩn là gì?

Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng của quá trình diễn biến liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, sau đó nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và cuối cùng là suy đa tạng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các đáp ứng viêm hệ thống làm giải phóng các cytokin gây viêm, có sự mất cân bằng giữa yếu tố gây viêm và yếu tố kháng viêm dẫn đến gây tổn thương cơ quan thứ phát và tạo nên vòng xoắn suy đa tạng.

Nguyên nhân gây sốc nhiễm khuẩn

Là một căn bệnh gây nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bệnh sốc nhiễm khuẩn có thể do một vài nguyên nhân sau gây nên.

– Da, mô mềm, cơ xương khớp.

– Đường tiêu hóa: Viêm ruột, nhiễm khuẩn đường mật, áp xe gan.

– Đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi…

– Hệ tiết niệu: Viêm mủ bể thận, ứ mủ bể thận…

– Hệ thần kinh: Viêm màng não mủ, áp xe não…

– Một số nhiễm khuẩn khác: Viêm nội tâm mạc cấp và bán cấp…

Hướng xử trí sốc nhiễm khuẩn

Nguyên tắc xử trí:

  • Duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm 11 – 16 cmH2O.
  • Duy trì huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg.
  • Duy trì ScvO2 ≥ 70% hoặc SvO2 ≥ 65%.
  • Thể tích nước tiểu ≥ 0,5 ml/kg/giờ.

Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu:

  • Làm nghiệm pháp truyền dịch: Truyền 1.000 – 2.000 ml dung dịch natri clorua 0,9% hoặc ringer lactat trong vòng 1 đến 2 giờ đầu ở những người bệnh tụt huyết áp do nhiễm khuẩn đảm bảo huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg.
  • Đảm bảo hô hấp cho người bệnh bằng các biện pháp oxy liệu pháp (thở oxy kính, mặt nạ đơn giản, mặt nạ có túi hít lại), thở hệ thống áp lực dương liên tục (CPAP) có kết nối oxy hỗ trợ sao cho duy trì được SpO2 ≥ 92%.
  • Nếu cần có thể sử dụng thuốc vận mạch như noradrenalin hoặc adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục liều khởi đầu 0,05 mcg/kg/phút để đảm bảo huyết áp khi đã đánh giá tụt huyết áp của người bệnh không do thiếu dịch.

Bệnh sốc nhiễm khuẩn có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Bệnh sốc nhiễm khuẩn có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Xử trí tại bệnh viện

  • Bồi thụ thể tích dịch: Truyền dịch sớm và nhanh ngay khi có tụt huyết áp nhằm mục đích bù đủ thể tích dịch lòng mạch, tuy nhiên cũng tránh gây phù phổi cấp huyết động do thừa dịch. Bù 1.000 ml dịch tinh thể (natri clorua 0,9% hoặc ringer lactat) hoặc 500 ml dung dịch cao phân tử gelatin trong 30 phút, sau đó chỉnh theo đáp ứng và đánh giá lâm sàng. Làm nghiệm pháp truyền dịch cho đến khi đạt mức áp lực tĩnh mạch trung tâm mong muốn, duy trì áp lực trung tâm 8 – 12 cmH2O, nếu người bệnh đang thở máy duy trì CVP 12 – 15 cmH2O. Loại dịch tinh thể NaCl 0,9% hoặc ringer lactat, nếu đã truyền nhiều dung dịch tinh thể nên truyền thêm dung dịch keo gelatin hoặc albumin để hạn chế thoát mạch. Nếu đường truyền là đường ngoại vi phải đủ lớn hoặc đặt 2 – 3 đường truyền, nên đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm để bù dịch.
  • Dùng vận mạch: Chỉ áp dụng khi được đánh giá đã bù đủ dịch. Noradrenalin là thuốc sử dụng đầu tay với liều khởi đầu 0,05 µg/kg/phút, tăng dẫn liều 0,05 mcg/kg/phút mỗi 5 – 10 phút đạt huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg. Nếu không có nhịp nhanh hoặc loạn nhịp hoặc adrenalin có thể sử dụng dopamin với liều khởi đầu 5 mcg/kg/giờ tăng dần 3 – 5 µg/kg/giờ mỗi 5-10 phút đến khi đạt huyết áp đích, tối đa không tăng quá 20 µg/kg/giờ, với adrenalin bắt đầu liều 0,05 µg/kg/giờ, tăng dần 0,05 – 0,1 µg/kg/phút đến khi đạt huyết áp đích, tối đa không tăng quá 5 µg/kg/giờ. Thuốc tăng co bóp cơ tim dobutamin không sử dụng thường quy cho các người bệnh nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, chỉ sử dụng cho người bệnh có rối loạn chức năng thất trái thông qua đánh giá siêu âm tim hoặc ống thông động mạch phổi.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội