Sinh mổ bao lâu thì có thể ăn uống bình thường? Nên ăn gì và tránh ăn gì?

Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi sau sinh mổ. Cơ thể vẫn còn yếu và vết mổ chưa lành, vì vậy sản phụ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Vậy sau sinh mổ bao lâu được ăn uống bình thường, nên ăn gì và kiêng gì?

 

 

 

 

<center><em>Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu được ăn uống bình thường?</em><center>

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu được ăn uống bình thường

 

1. Giải đáp câu hỏi: sinh mổ bao lâu thì được uống uống lại bình thường?

 

Sau sinh mổ, chị em thường bị đau tại vết mổ và cần thời gian để hồi phục. Thông thường, sau khoảng 6 tuần, vết mổ sẽ dần hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách.

 

Tuy nhiên, có thể một số trường hợp cơn đau kéo dài làm chậm quá trình phục hồi. Các bác sĩ cho rằng thời điểm để bắt đầu ăn uống bình thường không được xác định bằng một khoảng thời gian cụ thể, mà phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của hệ tiêu hóa.

 

Vì vậy, để biết chính xác khi nào có thể ăn uống bình thường, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

2. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể sau sinh mổ

 

Các chuyên gia tại Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

 

2.1. Ăn lỏng trong ít nhất 1 ngày sau sinh

 

Ngay sau sinh mổ, chị em nên bắt đầu bằng chế độ ăn lỏng trong khoảng một ngày. Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây (lọc bã), nước hầm xương hoặc rau củ, và sữa.

 

2.2. Ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng

 

 Sau vài ngày kiêng cữ, sản phụ có thể trở lại chế độ ăn bình thường. Nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi và làm lành vết mổ, chẳng hạn như:

 

Thực phẩm giàu đạm: Đạm (protein) giúp phục hồi vết thương và tạo tế bào mới. Chị em nên tiêu thụ khoảng 28g đạm/ngày qua trứng, thịt, đậu, v.v.

 

Thực phẩm giàu sắt và khoáng chất: Sắt giúp cầm máu và làm lành vết thương nhanh hơn. Nên ăn gan bò, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, và các thực phẩm giàu canxi, kẽm.

 

Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, C, B, K hỗ trợ tổng hợp collagen và giảm viêm. Những vitamin này có nhiều trong rau củ quả.

 

<center><em>Phụ nữ sau sinh mổ cần ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu đạm</em></center>

Phụ nữ sau sinh mổ cần ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu đạm

 

2.3. Uống đủ nước

 

Trong ngày đầu sau mổ, nên uống nước lọc, nước hầm xương, cháo loãng cho đến khi cơ thể ổn định. Sau đó, tiếp tục uống đủ nước để đảm bảo cơ thể có đủ sữa và hỗ trợ thanh lọc

 

2.4. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi

 

Cần dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để cơ thể phục hồi. Khi vết mổ bớt đau, có thể bắt đầu ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ lưu thông máu và tránh dính ruột.

 

2.5. Vệ sinh cơ thể đúng cách

 

Duy trì vệ sinh cơ thể hàng ngày để hạn chế nhiễm trùng, nhưng không nên ngâm mình quá lâu. Tắm khoảng 5-10 phút với nước ấm, trong phòng kín gió, và lau khô cơ thể sau khi tắm. Tắm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vết mổ. Vệ sinh khu vực âm đạo bằng nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội. Sau 3-4 ngày, có thể gội đầu nhưng phải sấy khô tóc nhanh chóng.

 

3. Những loại thực phẩm và đồ uống nên tránh sau sinh mổ

Ban cố vấn truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

 

Thực phẩm cay nóng: Có thể gây ra vấn đề tiêu hóa như táo bón và đầy hơi. Do đó, chị em nên tránh ăn những món này sau sinh.

 

Thực phẩm tanh: Có thể dẫn đến tình trạng tụ máu và làm chậm quá trình lành vết mổ. Cũng nên tránh các thực phẩm có tính hàn như ốc, cua và rau đay.

 

Rượu, bia và đồ uống có cồn: Có thể làm biến đổi mùi vị của sữa, làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ, ảnh hưởng đến việc bú sữa và làm chậm quá trình hồi phục của vết mổ.

 

<center><em>Chị em không ngâm nước quá lâu khi tắm</em></center>

Chị em không ngâm nước quá lâu khi tắm

 

4. Một số lưu ý để cơ thể nhanh phục hồi sau sinh mổ

 

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, chị em cần lưu ý các nguyên tắc sau để phục hồi nhanh chóng sau sinh mổ:

 

Tránh để cơ thể bị lạnh: Sau phẫu thuật, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Cần giữ ấm cơ thể, sử dụng nước ấm khi tắm và vệ sinh cơ thể trong không gian kín gió.

 

Không quay lại làm việc quá sớm: Cần dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và không nên vội vàng trở lại công việc.

 

Không quan hệ quá sớm: Tử cung cần từ 4 đến 6 tuần để phục hồi. Trong thời gian này, chị em nên kiêng quan hệ.

 

Không hút thuốc: Tránh tiếp xúc với thuốc lá và khói thuốc, cả trong và sau thời kỳ mang thai.

 

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Nếu được chỉ định thuốc, cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ

 

Cập nhật thông tin hữu ích tại giaoductretho.net 


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội