Những thông tin cần biết về tình trạng tắc ruột ở trẻ nhỏ
Tắc ruột ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề rất nguy hiểm, khiến trẻ đau bụng, nôn ói nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến trẻ tử vong.
- Một số phương pháp giúp cha mẹ dạy trẻ tập trung tốt hơn
- Thiếu máu là căn bệnh không đơn giản như bạn nghĩ
- Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị chân tay miệng
Tình trạng tắc ruột có thể khiến trẻ tử vong
Nguyên nhân khiến trẻ bị tắc ruột
Tắc ruột hay còn gọi là Intussusception là tình trạng phần đầu của ruột non hoặc ruột già của trẻ bị cuộn vào một đầu khác của phần ruột bên trong, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nếu tiếp tục ăn uống có thể khiến ruột bị thủng rất nguy hiểm. Một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tắc ruột ở trẻ con đang lớn như:
- Do khuyết tật bẩm sinh, khi sinh ra trẻ đã bị chứng bệnh này.
- Do hệ thống bài tiết của trẻ không làm việc, có thể gọi là tắc ruột do bị liệt ruột hay tắc ruột cơ năng.
- Trong một số trường hợp trẻ bị tắc ruột cơ học đó là do sự cản trở cơ học nằm từ góc Treitz hậu môn.
- Ăn uống mất vệ sinh nên khiến cho ruột bị giun đũa hoành hành gây kết dính và khiến cho ruột bị tắc.
- Do khối u trong ruột hoặc có thể là do táo báo lâu ngày.
- Có thể trẻ ăn phải một số loại hạt cứng hoặc nhiều bã xơ dẫn đến chứng khó tiêu lâu ngày gây tắc ruột.
Tắc ruột ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Tắc ruột có thể dẫn tới nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời như:
- Gây hoại tử ruột do máu không được lưu thông tới phần ruột bị tắc.
- Thủng ruột nếu tiếp tục ăn uống, dẫn tới nhiễm trùng vùng bụng, trẻ sẽ bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Nguy hiểm hơn hơn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện của tắc ruột, các mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để có biện pháp xử lý đúng đắn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tắc ruột ở trẻ
Biểu hiện của chứng tắc ruột ở trẻ
Khi trẻ gặp phải tình trạng tắc ruột sẽ có những biểu hiện như: Khóc nhiều vì bị đau bụng dữ dội, không bài tiết phân, nôn ói nhiều, đầy hơi chứng bụng, táo bón, phân bít lỗ hậu môn không thấy được lỗ hậu môn, một vài trường hợp trẻ có hiện tượng lờ đờ, bỏ ăn và co giật, phân trẻ có màu đen.
Đối với trẻ đang trong quá trình mọc răng thường có dấu hiệu bụng phình to, sốt cao, phân chảy nước, trong một vài trường hợp bị táo bón, nôn mửa, chậm tăng cân.
Xử lý thế nào khi trẻ bị tắc ruột?
Theo một số chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều phụ huynh, khi thấy trẻ có biểu hiện bị tắc ruột, các bậc phụ huynh cần phải chú ý theo dõi lượng thải phân của trẻ sau 8 tiếng. Nếu trong khoảng trong thời gian này mà trẻ không thải phân thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Với những trẻ có biểu hiện như táo bón, nôn ói, đau bụng, sốt cao thì nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Tại đây bé sẽ được chiếu chụp và chẩn đoán chính xác nhất tình trạng trẻ đang gặp phải. Trường hợp trẻ đúng là bị tắc ruột thì các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý theo những cách sau:
Cách thứ nhất: Dùng phương pháp đẩy phần ruột bị tắc ra khỏi nút tắc thông qua hậu môn của trẻ. Bác sĩ sẽ dùng thuốc thụt hậu môn hoặc một loại khí ga, barium để làm lực đẩy. Nếu thông ruột già và đẩy được phần ruột tắc ra được thì không cần thiết phải phẫu thuật. Phần lớn trẻ sẽ hồi phục và ăn uống lại được từ sau 1-2 ngày.
Cách thứ 2 Phẫu thuật: Trường hợp áp dụng cách thứ nhất không thành công hay trường hợp ruột đã bị hoại tử hoặc vỡ (hiếm gặp) thì có thể phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị thối. Sau đó ruột sẽ được nối lại với nhau. Với trường hợp phải phẫu thuật, việc điều trị và hồi phục sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí một số trẻ còn có thêm các biến chứng từ hiện tượng tắc ruột này.
Khám và điều trị tình trạng tắc ruột ở trẻ
Phòng ngừa tình trạng tắc ruột cho trẻ
Tắc ruột ở trẻ nhỏ có thể là do ăn uống mất vệ sinh, khiến trẻ bị giun sán hoành hành gây bệnh. Cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa hiện tượng tắc ruột bằng những lưu ý dưới đây:
- Cho trẻ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, uống đủ nước mỗi ngày.
- Bổ sung men vi sinh để giúp trẻ tăng hệ miễn dịch đường tiêu hóa.
- Trong thời kì mang thai, người mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để không bị cúm và giảm nguy cơ sinh non.
- Khi trẻ bước vào thời kì ăn dặm, các mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, không nên cho trẻ ăn thức quá cứng khiến trẻ khó tiêu, táo bón.
- Ăn uống hợp vệ sinh phòng tránh giun sán gây tắc ruột.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, tình trạng tắc ruột ở trẻ có thể được xử lý dễ dàng, không gây nhiều tổn hại cho trẻ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên phòng ngừa tình trạng này xảy ra với trẻ.
Nguồn: giaoductretho.net