Những lưu ý tối quan trọng khi mẹ cho trẻ đi tiêm phòng

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên để an toàn cho sức khỏe của con mẹ cần nắm vững quy tắc trước khi đi tiêm.

Những điều cần chú ý khi trẻ tiêm phòng

Những điều cần chú ý khi trẻ tiêm phòng

Những trường hợp không đưa trẻ đi tiêm phòng

Tiêm phòng luôn được xác định là một cách tốt nhất giúp phòng bệnh của con, tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng có thể đi tiêm phòng. Theo các bác sĩ thì trong trường hợp trẻ bị sốt cao, trẻ bị bệnh ngoài da hay bất cứ một bệnh nào thì đều không được thực hiện tiêm phòng. Lúc này tiêm phòng cần được hoãn lại và đợi đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn mới nên tiếp tục tiêm.

Bên cạnh đó trước khi đi tiêm cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và nói qua về tình trạng sức khỏe hiện tại của con để bác sĩ có hướng dẫn cụ thể.

Trước khi tiêm chủng

Một trong những điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ là không cho trẻ ăn hoặc bú quá no, chỉ cho trẻ ăn vừa phải là tốt nhất. Ngoài ra khi đi tiêm chủng mẹ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Khi cho con đi tiêm mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. Thông thường sau khi tiêm trẻ sẽ có những dấu hiệu như sốt nhẹ, sưng chỗ tiêm, tuy nhiên dậu hiệu này không quá đáng lo ngại, trẻ sẽ hết và khỏe mạnh lại bình thường chỉ sau 1 đến 2 ngày. Một điều mà cha mẹ cũng cần chú ý đó là sau khi tiêm xong cần ở lại chỗ tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ nhỏ.

Sau khi tiêm xong cho trẻ cha mẹ cần theo dõi con thường xuyên

Sau khi tiêm xong cho trẻ cha mẹ cần theo dõi con thường xuyên

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện

Theo kinh nghiệm chăm con của nhiều bà mẹ việt thì ngoài những triệu chứng thông thường như sốt nhẹ, trẻ quấy khóc thì khi nhận thấy con có một vài dấu hiệu nghiêm trọng như: trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…, cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời có hướng giải quyết.

Chú ý đến chế độ ăn sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm xong trẻ dễ bị sốt  thường lười ăn nên mẹ cần có cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng thích hợp. Lúc này mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của con những thực phẩm chứa kẽm và Vitamin A, đây đều là những thực phẩm rất tốt giúp nuôi con khỏe mỗi ngày cũng như làm tăng sức đề kháng của con. Bên cạnh đó nên cho con ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu để bé ăn được dễ dàng hơn.

Sau khi tiêm phòng trẻ thường có các dấu hiệu sốt, tiêu chảy. Đây chính là lý do khiến trẻ mất nước nhiều, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Nước ở đây có thể là nước lọc, nước hoa quả tươi, sữa. Tuyệt đối không cho trẻ uống đồ lạnh vì có thể khiến con bị tiêu chảy và viêm họng.

Việc tuân thủ đúng quy tắc trong việc tiêm phòng sẽ giúp sức khỏe con được tốt hơn cũng như hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra sau khi trẻ tiêm xong.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội