Những điều mẹ nên biết về việc trẻ bị ra mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm hoặc mồ hôi bình thường hay còn gọi là ra mồ hôi sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý đi kèm.

Những điều mẹ nên biết về việc trẻ bị ra mồ hôi trộm

Những điều mẹ nên biết về việc trẻ bị ra mồ hôi trộm

Ở cơ thể trẻ nhỏ sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn người lớn, nhất là khi vui chơi sự hưng phấn sẻ kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường nhằm giúp tỏa nhiệt cơ thể và điều hòa nhiệt độ. Đầu và cổ là những nơi tiết ra mồ hôi nhiều nhất . từ 20 đến 30 phút sau khi trẻ ngủ tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và sẽ ngưng khoản 60 phút sau. Với tình trạng trên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng nên chú ý giữ cho nơi trẻ ngủ được thông thoáng, không đắp chăn hay mặc quần áo quá dày cho trẻ .

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Theo thầy Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết trẻ có thể bị ra nhiều mồ hôi khi trẻ vui đùa hoạt động cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt . Hoặc khi thời tiết nóng nực, mặc quá nhiều quần áo không gian phòng của trẻ chật chội nóng bức.

Những khi trẻ đang ngủ cơ thể không hoặt động mà vẫn ra nhiều mồ hôi  thì người lớn nên chú ý và theo dỏi. Nếu tình trạng ra mồ hôi khi ngủ thường xuyên và không thuyên giảm thì đó là trẻ đang có dấu hiệu bệnh lý mồ hôi trộm.

Để xác định bệnh người lớn nên chú ý khi trẻ ngủ có ra nhiều mồ hôi hay không, phần trán ra nhiều hay ít. Lưu ý mồ hôi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách. Trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có. Ngay cả khi thời tiết lạnh cũng thấy trẻ đổ mồ hôi.

Đi kèm các triệu chứng, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.

Tác hại do bệnh mồ hôi trộm gây ra là gì?

Tác hại do bệnh mồ hôi trộm gây ra là gì?

Tác hại do bệnh mồ hôi trộm gây ra là gì?

  • Ra mồ hôi nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Thiếu canxi gây khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.
  • Trẻ dễ bị mất các chất điện giải nếu bị ra mồ hôi trộm quá nhiều.
  • Cơ thể trẻ bị mệt mỏi, lâu dần dẫn đến suy yếu cơ thể.
  • Đổ mồ hôi trộm ở trẻ cũng khiến ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như sức khỏe của các bé, khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá hoang mang, bởi nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể tự mình chữa trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ ngay tại nhà.

Thông tin trên cũng có trên trang nuôi con khỏe.

Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể do đâu mà ra?

Trước khi áp dụng những cách chữa mồ hôi trộm  an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi trộm trước nhé: Một trong những nguyên nhân trẻ bị mồ hôi trộm phổ biến đó là do hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh chưa được ổn định và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bé bị rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ thần kinh giao cảm cũng là nguyên nhân chính trẻ bị mồ hôi trộm. Các bé sinh non, bị thiếu ngày, thiếu tháng, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể bị thiếu Vitamin D cũng gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm.

Một lý do nữa có thể khiến bé bị ra mồ hôi trộm nhiều đó là việc giữ ấm cho trẻ quá mức. Bởi rất nhiều mẹ khi con ngủ thường cuốn rất nhiều chăn vào người, rồi lại xếp gối ở 2 bên cạnh trong khi phòng ngủ thì bịt kín, không có lỗ thông thoáng,… gây nên hiện tượng bức bí, toát mồ hôi.

Các bậc cha mẹ nên chú ý những biểu hiện trên nhằm phát hiện và sớm và chữa trị cho trẻ để tránh tình trạng bệnh kéo dài gây nguy hiểm.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội