Một số phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể để lại nhiều biến chứng. Vì thế cha mẹ cần nắm lòng các phương pháp chăm sóc trẻ để phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho con
- Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy
- Biến chứng và hậu quả khôn lường khi trẻ bị táo bón
Những dấu hiệu tố cáo trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng
Những dấu hiệu tố cáo trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng là một trong các căn bệnh của con thường gặp, tuy rằng chúng không nguy hiểm như nhiều các căn bệnh khác nhưng nếu cha mẹ không để ý và có cách chăm sóc đúng đắn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo đó khi mắc bệnh trẻ sẽ có một trong các dấu hiệu sau đây:
- Sốt, viêm họng, mệt mỏi, kém ăn và sụt cân
- Các nốt rát đỏ hoặc lở loét xuất hiện trên lưỡi, nướu và bên trong má.
- Phát ban đỏ không ngứa nhưng đôi khi phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông.
- Bé khó chịu hay quấy khóc.
Thông thường, thời kì từ lúc nhiễm bệnh cho đến khi xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chân tay miệng là 3-6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, tiếp theo là đau họng và thỉnh thoảng bỏ ăn và khó chịu. Sau 1 – 2 ngày sốt thì các vết đỏ gây đau có thể xuất hiện ở miệng và cổ họng. Các vết phát ban nổi lên ở bàn tay, bàn chân và mông trong 1 hoặc 2 ngày. Theo đó các bác sĩ cũng tư vấn, các vết loét ở miệng và cổ họng cũng có thể là dấu hiệu của việc bé bị nhiễm vi rút herpangina. Nếu bé bị nhiễm herpangina thì sẽ thường sốt cao đột ngột và co giật. Các vết loét trên bàn tay, bàn chân hoặc các bộ phận cơ thể khác là rất hiếm. Cha mẹ cần phân biệt giữa hai loại bệnh này để sớm có phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời.
Một số phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng
Một số phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng
Trong giai đoạn con đang lớn sẽ khó tránh khỏi bị ốm và mắc các bệnh ngoài da. Vì thế việc nắm lòng các kiến thức về bệnh của con sẽ giúp các bậc cha mẹ không cảm thấy lúng túng cũng như có thể bình tĩnh chăm sóc và đưa con trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Theo đó phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng như sau:
Cách ly bé với người ngoài
Khi phát hiện bé có dấu hiệu tay chân miệng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu bé được chuẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng tránh lây lan tạo nên ổ dịch và tuân thủ theo hướng dẫn, phác đồ điều trị tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Để giúp bé nhanh khỏi bệnh mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp, cho bé ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa được bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, bằng cách:
- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bé bú như bình thường và nên tăng số lần cho bé bú.
- Nên cho bé ăn những món bé thích để tạo thêm khẩu vị ngon miệng
- Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng để giúp bé không bị đau miệng. Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn bao gồm cháo, súp, sữa chua, sữa, phô mai,…
- Khi bị tay chân miệng bé có thể ăn ít hơn bình thường vì vậy mẹ cần chia nhỏ bé ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể hiệu quả.
Ngoài ra mẹ cũng nên tăng cường cho bé ăn rau xanh, trái cây ngũ cốc để bổ sung vitamin, muối khoáng cần thiết, sau khi ăn động viên bé xúc miệng bằng nước muối để làm sạch các loại vi khuẩn gây bệnh.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Khi trẻ bị tay chân miệng điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé. Mẹ có thể tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn, tắm ở những nơi kín gió. Đồng thời vệ sinh thường xuyên các vật dụng của con, không sử dụng chung với bất kỳ ai.
Mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh chân tay miệng
Thông thường bệnh chân tay miệng có thể có những dấu hiệu rất nhẹ nhàng nhưng mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp sốt hơn 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và cao hơn 39 độ C với trẻ dưới 6 tháng mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho con và đảm bảo không có biến chứng nguy hiểm.